Từ “giải pháp Bắc-Nam” 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966 (P2)
Đào Văn
Chuyện “đi đêm” giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt thì đã có nhiều, nhưng có câu chuyện về hồ sơ Hoa vạn thọ, người viết gọi là “sự kiện Marigold” 1966 đã được loan tải trên mạng từ năm 2011, và năm sau, 2012 in thành sách phát hành.
(Tiếp theo P1)
Bài viết này nhằm cung cấp thông tin về tiêu đề trên, và kèm theo các tài liệu CIA mới giải mật năm qua (2015) báo cáo về “sự kiện” liên hệ giữa Hà Nội-Warsaw-Sài Gòn – các bên liên quan chưa có ý định gặp mặt, chưa có những bước tiến cụ thể thì kế hoạch bị chết iểu!
Xin lược qua câu chuyện. Một nhà ngoại gia người Ba Lan muốn đứng ra làm trung gian đi tìm giải pháp để chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam, vào thời gian mà quân đội Mỹ đang đổ quân tham chiến tại Việt Nam. Nhưng trước khi bàn về cuộc vận động ngưng chiến 1966, xin sơ lược cuộc mưu tìm giải pháp hòa bình 1963.
1963 – Về “giải pháp” mưu tìm hòa bình của Ông Ngô Đình Nhu
Khi người viết đọc qua vài hàng khởi đầu câu chuyện việc đi tìm giải pháp hòa giải 1966, đã thấy có cái gì không ổn, khi mà vừa mới “unseating of [Ngo Dinh] Diem, insofar as we did it” về cái tội “It has not been implemented, and it is a fraud.” Cái tội không thi hành chương trình chống chiến tranh du kích / Counter-insurgency do Mỹ yêu cầu, chống việc Mỹ đưa quân vô Việt Nam, và Mỹ cũng không chấp thuận kế hoạch của Ông Nhu, khi ông Nhu tự ý nói chuyện với miền Bắc. (“They’re not adopting the program the President has recommended, our own military are not.” – Memorandum of CIA, No. 2352/63. 14/9/1963)
Phản ứng về sự “có thể có một thoả hiệp giữa chính phủ (niền Nam) Việt Nam với Bắc Việt” (Reaction from Diem-Nhu option for an opening in the North (Ngo-Ho) Solution – “The possibility of a GVN deal with North Vietnam” 14/9/1963) như đã trình bầy ở P1, dưới đây xin bổ túc thêm văn bản viết ngày 4/9/1963, công bố ngày 16/9/2015 về “tin” ông Nhu đề ra “giải pháp Bắc-Nam” năm 1963.[1]
The Central Intelligence Agency, The President’s Intelligence Checklist,
4 September 1963 – Top Secret, Tẩy xoá và được phép công bố ngày 24/7/2015
[…] d. (Tẩy trắng một hàng) …Nhu recently boasted in a meeting with general officers of his contacts with the North.
(Tẩy trắng 3 hàng) …high North Vietnamese officials claim they have contacts with their south Vietnamese counterparts.
e. (Tẩy trắng hai hàng)… the French provide channels for such contacts.
[Trong tài liệu này, CIA đã tẩy xoá – những dòng trắng – không cho công luận biết nguồn đã cho họ thông tin về sự liên lạc Bắc Nam năm 1963 – DCVOnline]
Phía người trong cuộc – Việc Ông Nhu nói chuyện với miền Bắc – đã được ông Cao Xuân Vỹ đã kể lại trong bài “Mạn đàm với ông Cao Xuân Vỹ (Kết)”, của tác giả Minh Võ đăng ở DCVOnline 24/09/2007 như đã trích dẫn ở P1.
Phía Trưởng Phái đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế Kiểm soát Đình chiến (ICC) ở Việt Nam cũng can dự:
“Maneli was remarkably uncritical of the United States. Zipping back and forth between Saigon and Hanoi, he became a courier in informal talks between Diem and Ho, an intercourse which ended with the CIA coup against Diem.”
Câu văn trên trích trong phần điểm sách trên trang KIRKUSS (www.kirkusreviews.com), cuốn “War Of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli, cựu Trưởng Phái đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tếKiểm soát Đình chiến (ICC) ở Việt Nam[2].
[Tuy nhiên, theo Margaret K. Gnoinska, với chứng từ mới giải mật từ 2 thư khố, 1 của Bộ Ngoại giao và 2, của Đảng Cộng sản Ba Lan (cũ) cho thấy trái với những lời đồn trước đây, Ba Lan không hề khởi xướng bất kỳ hoạt động nào để tìm hoà bình ở Việt Nam ngay trước cuộc đảo chánh 1/11/1963 dù đã có một cố gắng và thất bại trong việc đề xướng một thoả hiệp ở Việt Nam vào đầu năm đó qua sự khuyến khích của Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, John Kenneth Galbraith. Những tài liệu đó cũng cho thấy chính phủ Ba Lan không cho phép Maneli gặp triêng Ngô Đình Nhu và không được dính dáng đến nội bộ Việt Nam dù có bị áp lực từ phía Bắc Việt.
Hơn nữa cả hai miền Nam Bắc không đủ tin vào Maneli để dùng như một trung gian mật trong việc trung lập hoá miền Nam. – DCVOnline]
Ngoài đoạn văn điểm sách của ông Maneli ra, xin giới thiệu thêm mật điện chuyển đi từ Sài Gòn về Warsaw ngày 4/6/1963, mà Mỹ đã giải mã ngày 5/9/1963, mật điện này báo cáo về cuộc gặp gỡ giữa Maneli với ông Nhu, tóm tắt:
“Summary of Commissioner Maneli’s meeting with Ngo Dinh Nhu. Nhu expresses a desire to establish a ceasefire, but notes his inability to make a concrete statement because of the United States. Maneli writes that Nhu’s goal is an independent, neutral country, but that he is hindered by his tense, but still existent relations with the United States.”
Secret Telegram from Maneli (Saigon) to Spasowski (Warsaw) [Mật điện số 11424, ngày 4 Sept. 1963]
Nguồn: http://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/118971
Phía tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh 1/11/1963 cũng nêu lý do cuộc đảo chánh:
“Âm mưu thỏa hiệp với chính quyền Cộng Sản Hà Nội của chế độ Diệm là một trong những động Cơ quan trọng, nếu không muốn nói là động Cơ thách đố nhất, thúc đẩy quân đội cùng với toàn dân đứng lên làm Cuộc Cách mạng 1-11-63. để ngăn chận và trừng phạt dòng họ Ngô Đình.”
Nguồn: Hoành Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê hương tôi, trang 160,
http://saigonocean.com/SachVietNam/SachToanTap/VietNamMauLuaQueHuongToi2_HL-DoMau.pdf
1965 – Về “giải pháp” mưu tìm hòa bình của TT Johnson
Về việc mưu tìm giải pháp ngưng chiến tại Việt Nam của Mỹ, qua bài diễn văn đọc trước lưỡng viện quốc hội ngày 12/1/1966, Tổng Thống Johnson cho biết:
“In 1965 alone we had 300 private talks for peace in Vietnam, with friends and adversaries throughout the world.”
(Trích 9 phút từ video clip “President Lyndon Baines Johnson 1966 State of the Union Address”, 1/12/66 [3])
1965 – Phản ứng của phía CSVN
Trước ngày TT Thống Johnson loan báo (12/1/1966) rằng “Chỉ riêng năm 1965 đã có 300 cuộc nói chuyện mật về hòa bình cho Việt Nam với đồng minh và kẻ địch trên thế giới” thì tại Hà Nội vào ngày 8/4/1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc diễn văn trước quốc hội nước VNDCCH nêu điều kiện để tiến đến đàm phán cho việc ngưng chiến.
[Hồ Chí Minh nói rõ lập trường bốn điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu trong Tuyên bố ngày 8/4/1965 là cơ sở duy nhất đúng đắn cho việc giải quyết vấn đề hòa bình ở Việt Nam.
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng tôi còn lâu dài, gian khổ. Nhưng với sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của toàn dân được sự đồng tình và giúp đỡ ngày càng to lớn của nhân dân toàn thế giới, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi.”
Trích “Những ngày tháng năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1955-1968); http://bit.ly/2bLiscH — DCVOnline]
Có phải đây là cái cớ để leo thang tại Việt Nam? Qua chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ gây mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Hoa, để ông Đặng Tiểu Bình “Liên hiệp với Mỹ để cùng ngăn chặn dã tâm bành trướng của Liên xô.”[4]
1966 – Lại viên chức người Ba Lan
Để trả lời cho các câu hỏi trên, không gì bằng mời bạn đọc duỵệt lại lời tuyên bố của TT Johnson đọc tại lưỡng viện quốc Hội Hoa Kỳ ngày 12/1/1966để có thêm thông tin. Sau đó người viết sẽ tuần tự cung cấp thêm tài liệu hầu tiện bề đối chiếu, nhận định. Nhưng trước hết, xin bàn về kế hoạch đi đêm với tên gọi Marigold.
Trích đoạn trang 5 luận văn tựa đề “Who Murdered ‘Marigold” – New Evidence on the Mysterious Failure of Poland’s Secret Initiative to Start U.S.-North Vietnamese Peace Talks, 1966 của tác giả James G. Hershberg. (106 trang)[5]
Câu chuyện theo James G. Hershberg thì do một người Ba Lan đưa ra kế hoạch 10 điểm nhằm vận động các phe lâm chiến chấm dứt chiến tranh. Kế hoạch dự trù hai bên Mỹ và CSBV sẽ gặp nhau ngày 6/12/1966 tại Warsaw. Nhưng cuộc hẹn cho đôi bên gặp nhau không thành và sau cùng thì bị hủy bỏ.
“A series of clandestine indirect contacts between the warring sidesbrokered by Polish intermediaries in the second half of 1966, Marigold climaxed in December with a tentative apparent agreement on a ten-point program to end the war, and the scheduling, and then delay and cancellation, of a direct secret meeting between U.S. and DRV diplomats that was originally set to occur in Warsaw on December 6.” (1966).
Trích đoạn trang 99
“The official classified internal history of the JCS and the Vietnam War, in reviewing the episode, concluded cautiously that the “question remains” (open) whether different US tactics might have led to direct contacts with North Vietnamese officials in December 1966; while acknowledging the arguments of Administration critics who blamed Marigold’s failure on the Hanoi bombings, the study underlines the “equally valid speculation… that Hanoi only agreed to talk in the first place on the basis of a false and misleading presentation by Lewandowski” (implying US readiness to halt bombing without military conditions) and then, upon discovering that Washington still demanded reciprocal “compensating military deescalation” in exchange for stopping the bombing,jumped on the Hanoi raids as a pretext to call off the Warsaw meeting.”
Như trên đã viết, cuộc hẹn hò để hai bên gặp mặt đã bị hủy bỏ vì thiếu sự tin tưởng. Còn phía Cộng sản Bắc Việt trong thời gian này vẫn căn cứ vào 4 điều kiện đã tuyên đọc trước quốc hội CSVN ngày 8/4/1965 làm điều kiện… Báo cáo của CIA về vụ này (xem trích dẫn cuối bài).
Sau khi bài Who Murdered “Marigold” đăng trên mạng năm 2011, một năm sau, 2012 tác gỉa in thành sách có tựa đề Marigold: The Lost Chance for Peace in Vietnam. Cuốn sách được Gordon M. Goldstein giới thiệu trên tờ Washington Post ngày 24/2/2012. (Xem nguyên văn tại http://wapo.st/2bISw3f )
Goldstein viết:
“And what if that fateful meeting had taken place on Dec. 6, 1966? Hershberg is careful in his analysis of the counterfactualquestion. Based on evidence in the historical record, he explains that Hanoi would have demanded a complete bombing halt as a precondition for negotiations, a requirement that would have “triggered an intense secret debate among LBJ’s top advisers.” Hershberg correctly concedes that it was “hardly guaranteed” that Johnson “would have paid Hanoi’s price, a bombing halt, just to start direct talks.””
“Và chuyện gì xảy ra nếu cuộc họp định mệnh đã diễn ra ngày 6 tháng 12 năm 1966? Hershberg thận trọng phân tích những vấn đề ngượcvới thực tế. Dựa trên bằng chứng trong lịch sử, ông giải thích rằng Hà Nội sẽ yêu cầu ngưng ném bom toàn bộ như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, một yêu cầu mà có thể sẽ “gây ra một cuộc tranh luận bí mật và gay gắt giữa các cố vấn hàng đầu LBJ.” Hershberg thừa nhận đúng rằng “hầu như không có gì bảo đảm bảo” rằng Johnson “sẽ đồng ý với yêu cầu của Hà Nội, dừng ném bom, chỉ để bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp.””
Nhận định của Gordon M. Goldstein có nhiều chi tiết giống như lời mô tả trong video clip (đã gửi đến bạn đọc trong P1). Về thời gian, người kể chuyện trong video clip nói là tài liệu giải mật năm 2013.
Bài viết của Goldstein trên tờ Washington Post kể đầu đuôi câu chuyện về kênh ngoại giao bí mật (1966) giữa Ba Lan, Ý, Mỹ và Bắc Việt tên là “Marigold” (Hoa Vạn thọ) suýt nữa đã đưa đến cuộc hội đàm giữa Mỹ và Bắc Viêt nhằm chấm dứt chiến tranh.
Vào tháng 6, 1997 hai phía Mỹ và Việt tổ chức cuộc hội thảo tại Hà Nội trong 3 ngày về đề tài “cơ hội hoà bình bỏ lỡ”. Đại diện phía Mỹ là cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, phía Việt Nam là cựu Ngoại trưởng Nguyễn cơ Thạch đồng chủ tọa. Tác gỉa Hershberg là một trong những khách được mời tham dự.
1966 – Phản ứng của Mỹ về cuộc vận động của phía Ba Lan
Báo cáo của CIA trình Tổng thống Lyndon Baines Johnson ngày 23/8/1966, được tẩy xoá, giải mật và công bố ngày 24/7/2015, có đoạn văn ghi như sau
“We doubt that Hanoi has sanctioned the recent Polish soundings on negotiations. A brief examination of this is at Annex.”
(Sẽ trình bày chi tiết vào kỳ tới cùng điều kiện 4 điểm của phía Hà Nội.)
The Central Intelligence Agency, The President’s Daily Brief,
23 August 1966 – Top Secret, Tẩy xoá và được phép công bố ngày 24/7/2015
Vào ngày 8/3/1965, đơn vị Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ Đà Nẵng[6] và tổng số quân đội Mỹ có mặt tại Việt Nam trong năm 1965 là 190.000 người (video clip President Lyndon Baines Johnson 1966 State of the Union Address, 1/12/66).
1971 – Sau đây báo cáo của CIA, mới gỉai mật ngày 19 July, 2016, về phát triển bang giao Mỹ-Trung
The Central Intelligence Agency, The President’s Daily Brief, 20 July, 1971. Tẩy xoá và công bố một phần ngày 19/7/2016
“Hanoi has expressed deep misgivings over the implications for Vietnam of recent developments in Sino-US relations.”
“Who Murdered ‘Marigold’” 1966, muốn thủ phạm là ai tưởng nên hỏi lại là ai đã giết “giải pháp Bắc – Nam 1963”?
Phải chăng người đề ra “giải pháp” này bị giết vì cái tội không tuân lệnh – “has not been implemented”, không thi hành chương trình Counter-Insurgency Program/CIP do Mỹ đề ra, và rồi “unseating of [Ngo Dinh] Diem, insofar as we did it” chiếm quyền chủ động dùng Việt Nam để chống chiến tranh du kích do Liên Xô khởi xướng? Nếu không triệt hạ “giải pháp Bắc-Nam 1963”, thì liệu có phải đổ lính TQLC Mỹ vào Đà Nẵng ngày 8/3/1965? (Vì “our own military are not” nêu trên). Và phải chăng qua chiến tranh Việt Nam, đã tạo cơ hội cho Mỹ-Tàu hợp tác chống Liên Xô?
Tuy nhiên, “Sino-US tactic cannot force concessions from the USSR.” Câu văn này trích trong báo cáo CIA vừa được công bố ngày 24/8/2016 và sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo.
(Còn tiếp P3, Kết)
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Bài do tác giả gởi riêng. DCVOnline biên tập, minh hoạ và bổ túc nguồn.
[1] The Central Intelligence Agency, The President’s Intelligence Checklist,
4 September 1963 – Top Secret, , Tẩy xoá và được phép công bố ngày 24/7/2015 https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0005996540.pdf
[2] https://www.kirkusreviews.com/book-reviews/mieczyslaw-maneli/war-of-the-vanquished-a-polish-diplomat-in-viet/
[Ngoài ra còn nhiều tài liệu khác liên quan đến sự kiện Maneli tại Việt Nam vào năm 1963 như tác giả Margaret K. Gnoinska ghi trong cước chú số 8, trang 3, trong luận văn của bà xuất bản năm 2005. – DCVOnline]
[3] President Lyndon Baines Johnson 1966 State of the Union Address, 1/12/66. MP562. https://www.youtube.com/watch?v=YAqNMmFMWWc
[4] Xuân Duy, Quỳnh Dung, “Mưu Lược Đặng Tiểu Bình” (2000). NXB Chính trị Quốc gia, Phần 7- B, Mưu lược ngoại giao, http://bit.ly/2bL8Pe2 hay http://bit.ly/2c80x14
[5] James G. Hershberg được L.W. Gluchowski phụ giúp, “Who Murdered ‘Marigold’” – New Evidence on the Mysterious Failure of Poland’s Secret Initiative to Start U.S.-North Vietnamese Peace Talks, 1966, Woodrow Wilson International Center For Scholars (April 2000).
https://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/ACFB26.pdf.
[6] 1965 | U.S. Marines land at Da Nang.
http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-marines-land-at-da-nang
CÂU CHUYỆN VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
Người dân khi nói điều gì về đất nước mình cần phải nói một cách khách quan trung thực mới là điều cần thiết và đúng đắn nhất. Nhưng tiếc rằng giữa thời hiện đại điều đó khó thể nào thể hiện được thật đầy đủ tại Việt Nam. Tại vì sao ? Vì chính trị không bao giờ được tự do, và vì hoàn lịch sử tạo ra sự trạng phần lớn người Việt Nam đều chủ quan. Sự chủ quan chủ yếu là do sự sợ hãi và do nạn độc tài. Thực chất như thế nhưng không ai được nói ra điều đó, vì nói là kẹt chỗ nọ chỗ kia, sợ người này người khác. Cái trớ trêu hay cái bi đát của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã từ lâu rồi chính là như thế.
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam mà Việt Nam chưa được giải phóng, dĩ nhiên cái kẹt đầu tiên là sợ người Pháp, điều gì nói động tới người Pháp dĩ nhiên đều không ổn. Rồi trong thời gian Nhật lật đổ Pháp và hiện diện tại Việt Nam, đương nhiên điều gì nói động đến Nhật đều kẹt cả. Kế tiếp tới thời Việt Minh cũng vậy, điều gì nói đến mà động chạm đến cộng sản đều bị cho là phản quốc và phản động, có nghĩa một cổ chịu đến ba tròng thế thì làm sao mà người dân Việt Nam còn chịu nổi. Bởi vì cả ba cái đó đều có ý nghĩa hai mặt của nó. Đối với người Pháp, quyền lợi của họ là điều dĩ nhiên họ ngấm ngầm bảo vệ, nhưng bên ngoài họ nhân danh khai sáng Việt Nam,vậy động chạm tới họ làm gì họ cho phép. Tới Nhật cũng vậy, tuy bản chất lúc đó cùa họ là đế quốc và phát xít, thế nhưng bề ngoài họ nhân danh chính sách Đại Đông Á, Á Châu của người Á Châu, động chạm tới họ dĩ nhiên phạm tội. Tới Việt Minh cũng vậy, vừa nhân danh cách mạng xã hội vừa nhân danh chống Pháp cứu nước, tự họ nhìn nhận họ là chính nghĩa, là chân lý, thế thì làm gì còn ai động chạm tới họ được. Ngay như tới thời Ông Ngô Đình Diệm cũng thế. Mục đích của ông Diệm là chống Cộng, nên nói điều gì đó mà để hiểu lầm là thân cộng dĩ nhiên cũng không ổn. Đấy ý nghĩa của tình huống trong nước khi đó của người Việt Nam là thế. Ở miền nào hay ở đâu cũng vậy, không kẹt kiểu này cũng kẹt kiểu khác, thật thảm thương thay.
Đó là chưa nói, nếu nhìn toàn cục, dễ gì chính phủ nào ở Việt Nam mà không chịu áp lực mặt này mặt khác của Pháp, của Mỹ, của Liên Xô, của Trung Quốc, về mặt ngoại giao cũng như về mặt đối nội, có thể nào mà hoàn toàn tự chủ tuyệt đối được. Một trường hợp dễ thấy nhất là trường hợp ông Phạm Văn Đồng Thủ tướng của Miền Bắc khi ấy phải ký Công hàm 1958 thừa nhận vùng lãnh hải 12 hải lý do Trung Quốc tự áp đặt, tạo tiền đề thiết yếu cho Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Đông của Việt Nam phải bị lép vế rồi một phần bị mất sau này, đó chỉ là hệ lụy tự nhiên. Nói chung hậu quả độc tài quân chủ phong kiến, tiếp theo là sự ức chế của thực dân xâm lược, rồi đến độc tài quân phiệt, xong rồi độc tài cộng sản, kế thêm là độc tài chống cộng sản, ôi thật hài hước và đáng thương thay dân tộc Việt Nam trong thời cận hiện đại. Nhưng phần lớn người dân là thụ động, một số ít thì hùa theo thời cuộc, chỉ nghĩ mà thương tình huống chung của đất nước kéo dài cả non một thế kỷ trong tình trạng như thế đó. Đâu còn ý nghĩa của sự công bằng hay công chính trong mọi sự nhận thức và phẩm bình chính đáng đâu nữa, vì nhiều nguồn thông tin khách quan thường bị chận, chỉ có mỗi thông tin tuyên truyền một chiều là phổ biến và phe nào cũng toàn quyền sử dụng vô tội vạ, thật là đáng thương cho đất nước.
Nhưng ai cũng biết học thuyết Mác là học thuyết độc đoán, học thuyết tự cho nó là nắm được chân lý lịch sử, do đó mọi sự bạo động và mọi sự tuyên truyền quá khích đều dĩ nhiên, chính sách cải cách ruộng đất ở Miền Bắc 1956, chính sách cải tạo công thương nghiệp và chính sách tẩy não văn hóa ở Miền Nam sau năm 1975 đều cho thấy rõ mọi hậu quả kinh khiếp và nghiệt ngã đó. Nhưng cuối cùng Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khối các nước cộng sản cũ bị tiêu tùng, điều đó cho thấy lý thuyết đó là sai về mặt chân lý khoa học khách quan, và ngày nay hội nhập toàn cầu cho thấy cả gần một trăm năm cưỡng chế xã hội của nó đều thành mây khói và công cốc, nhưng mọi sự hi sinh đối với xã hội và lịch sử thế giới cũng như ở mỗi nước là to lớn và tai hại thế nào, đó chính là điều mà ngày nay mọi người cần nhất thiết phải suy nghĩ.
Thế nên câu chuyện chung của Việt Nam thời cận đại là như thế. Có nhiều cái chẳng rõ ràng gì cả, và nạn nhân duy nhất của nó chính là nhân dân hay cũng cả lịch sử nói chung nữa mà không ai khác. Như Việt Minh thực chất là mục tiêu chủ nghĩa cộng sản, nhưng từ trước đến sau đều nêu duy nhất câu khẩu hiệu đánh Pháp, đuổi Nhật, đó là sự khôi hài về mặt thực chất không ai mà không đau xót. Bởi nếu Việt Minh mà không cộng sản, chỉ như phong trào kháng chiến thuần túy và duy nhất thì còn nói làm gì. Đằng này nó chỉ giống kiểu vừa như chuột vừa như dơi, thì làm sao mà xác định hình thái cho xác đáng được, đó chính là ý nghĩa lịch sử éo le mà hoàn cảnh đất nước phải chịu. Bởi thế thời đó thật thảm thương cho nhiều người tính sao cũng chết, theo Pháp cũng chết mà chống Pháp cũng chết, thật là oan uổng và oan tức biết bao nhiêu mà các thế hệ trẻ về sau này còn làm sao hiểu được.
Vậy kết luận lại, nếu châu Âu không từng phát sinh ra chủ nghĩa thực dân, rồi cũng chính châu Âu không phát sinh ra học thuyêt mác xít và chủ nghĩa cộng sản mác xít, thì lịch sử Á châu trong đó có Việt Nam càng dễ thở bao nhiêu. Bởi vì nếu thế thì lịch sử mỗi nước đều được phát triển một cách khách quan, không thể bị ức chế hay bị bóp méo theo các cách giả tạo, tai ác mà mọi người ai cũng biết. Nhưng sự thiệt hại về sự việc tức về thực tế đới sống thì không nói làm gì. Đằng này cả sự thiệt hại về nhận thức, về trí thức, về văn hóa nói chung, đó mới là điều đáng nói nhất. Bởi vì khi mọi sự công chính không còn có, con người chỉ còn biết sống cầu âu, biết làm sao thích nghi theo hoàn cảnh để sinh tồn, tức phải bị xuống cấp mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là mặt ý thức, mặt đạo đức, tức khiến con người tha hóa, xã hội tha hóa vì cưỡng chế, vì tuyên truyền sai sự thật, mọi cớ sự đó tạo thành kiểu xã hội phi nhân văn, kiểu xã hội hoàn toàn đóng kịch, thật là độc lập tự do cá nhân đều hoàn toàn bị biến mất, thế cũng làm gì mà còn độc lập tự do xã hội. Khiến mọi người đều thành nạn nhân cả, nhưng không ai tự nhận hay tự nhận ra điều đó vì tất cả đều như mê rượu hay bị sau rượu. Mà người say thì có ai còn thấy mình say nữa, chính cái khôi hài của con người và xã hội là vậy. Và nguyên nhân này tựu trung do đâu, thực chất không phải do quân chủ hay phong kiến, vì chế độ xã hội đó quá vãng rồi, nhưng lại thay vào đó bằng hình thức mới cũng chẳng khác gì thời đã qua của nó cả, đó là chính chủ nghĩa thực dân tham ác và chủ nghĩa mác xít ảo tưởng, hư tưởng, cũng đều là sản phẩm một thời của chính Châu Âu mà ngày nay mọi người đều cần phải biết. Chính văn minh phương Tây hay văn minh châu Âu đã đem khai phá nước ta cả một thời kỳ dài dặc rộn ràng kể cả cộng thêm máu lửa, nghiệt ngã và độc đoán, kể cả cho đến ngày nay chính là như vậy.
Cần phải hiểu biết sử một cách rạch ròi để nhằm giải mã lịch sử một cách chính xác và hiệu nghiệm nhất, đó là nhu cầu của mọi người Việt Nam hiện thời chính là như thế. Không nhận thức được cây cầu cũng chẳng thể nào bước qua được cầu, đó chỉ là điều hoàn toàn đơn giản cũng như hoàn toàn hiển nhiên dễ hiểu.
NON NGÀN
(03/9/16)