Tàu chiến của Hoa Kỳ lần đầu đến thăm căn cứ của Việt Nam sau hơn 20 năm
John Boudreau & Chris Blake | DCVOnline
Hải quân Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ Ba, lần đầu tiên sau 21 năm, hai tàu chiến Mỹ cập bến ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam tuần này từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đây là hoạt động đến sau quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua.
Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ cho hay tàu yểm trợ và cung cấp cho tiềm thuỷ đĩnh USS Frank Cable và tàu khu trục vũ trang hoả tiễn cần điều khiển USS John S. McCain đã ghé Việt Nam vào ngày 2 tháng 10 như một phần của hoạt động hải quân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những tàu loại vận chuyển quân cụ Mỹ đã đến thăm Việt Nam trong quá khứ.
Chuyến thăm lần này là một phần nỗ lực của Hoa Kỳ gần đây để tăng cường quan hệ hải quân với Việt Nam khi họ tìm cách đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc về những tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển gần đó. Bắc Kinh đã khai hoang hàng ngàn mẫu đất ở Biển Đông và tăng sự hiện diện quân sự của họ trong những năm gần đây khiến Việt Nam và các nước khác đang có tranh chấp khác phải quan tâm nhiều hơn.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore chuyên nghiên cứu về an ninh hàng hải cho biết,
“Nó tiêu biểu cho thực chất của sự phát triển mối quan hệ quốc phòng và an ninh giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam này. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã thấy trong những năm gần đây, Việt Nam đang trượt sang phía các nước như Nhật Bản và Hoa Kỳ vì lý do rõ ràng là Trung Quốc trở nên lạnh bạo quyết đoán hơn.”
Theo một tuyên bố của cơ quan Chỉ huy Hậu cần của vùng Tây Thái Bình Dương thì Hoa Kỳ và Việt Nam cuối tuần rồi đã công bố bắt đầu những hoạt động hải quân chung hàng năm lần thứ bảy. Các cuộc tập trận bắt đầu tại Đà Nẵng sẽ gồm những bài tập trên biển tập trung vào thông tin liên lạc bằng mật mã cho các cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển, và những hoạt động tìm và cứu cấp.
Chuyến thăm Việt Nam cùng lúc với lúc Mỹ phải đối diện vì sự không chắc chắn của mối quan hệ với Philippines, một đồng minh khu vực lâu năm và cũng là một nước có tranh chấp ở Biển Đông. Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte đã thường xuyên đặt ra câu hỏi về tương lai của liên minh giữa hai nước, kể cả lời bình luận gần đây cho rằng cuộc tập trận hàng hải chung bắt đầu hôm thứ Ba sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng giữa Mỹ và Phillipines. Duterte đã cho biết ông mở ngỏ cho mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Ian Storey, một thành viên cao cấp của Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore nói,
“Chúng ta không nên bỏ qua tầm quan trọng mang tính biểu tượng của chuyến thăm lần này, đặc biệt là tại một thời điểm khi quan hệ Mỹ-Philippines đang căng thẳng do luận điệu chống Mỹ và dường như ủng hộ Trung Quốc của Tổng thống Duterte. Nếu liên minh Hoa Kỳ-Philippine thực sự bắt đầu rajn nứt, Mỹ sẽ muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam.”
Cam Ranh Bay, nằm khoảng 220 dặm (354 km) về phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, đã là một căn cứ chiến lược đối với các cường quốc trên thế giới từ hơn 100 năm. Được Pháp xây dựng vào thế kỷ 19 và sau đó bị Nhật chiếm đóng trong Thế chiến II, vịnh Cam Ranh đã được Việt Nam Cộng hoà giao cho đồng minh Mỹ từ năm 1965.
Mỹ nâng cấp các cơ sở không quân và hải quân để sử dụng trong chiến tranh. Nhưng căn cứ Cam Ranh đã đã được trao lại cho miền Nam Việt Nam vào năm 1972 trong chương trình Việt Nam hoá và bị lực lượng cộng sản chiếm đóng từ năm 1975.
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã trở thành viên chức Mỹ cao cấp nhất đến thăm Vịnh Cam Ranh kể từ Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Tuy nhiên, Hà Nội sẽ không để cho bất cứ nước nào lập căn cứ quân sự thường trú tại Việt Nam, nhưng Việt Nam đã dần dần mở cửa vịnh Cam Ranh để tàu chiến nước ngoài vào trong những hoạt động huấn luyện và tiếp tế.
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: – U.S. Warships Make First Visit to Vietnam Base in Decades. John Boudreau & Chris Blake. Bloomberg, October 3, 2016.
– Vietnam: U.S. Warships Make Historic Visit To Naval Base