Mối quan hệ của ZTE với Phức thể Kỹ nghệ-Quân sự của Trung Quốc

Christopher Balding | DCVOnline

Công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc liên hệ với các công ty khác, với một lịch sử buôn bán vũ khí lậu.

Thương hiệu của ZTE trên một tòa nhà văn phòng ở Thượng Hải ngày 3 tháng 5. Nguồn: Johannes Eisele/AFP/Getty Images/minh họa Foreign Policy)

Lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc đã được dỡ bỏ một phần nhờ vào những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump. Quốc hội Mỹ, phản đối thỏa thuận mới này, tập trung vào việc ZTE vi phạm thỏa thuận ban đầu của chính công ty này để giải quyết các vi phạm về việc bán hàng hóa của Mỹ cho Iran. Nhưng ZTE thực sự chỉ tiêu biểu cho một phần nhỏ của một hệ thống lớn hơn nhiều: một con đường để phá vỡ các biện pháp trừng phạt và những giao dịch bất hợp pháp của các công ty quan hệ chặt chẽ với khu công nghiệp quân sự của Trung Quốc.

Thật khó để đánh giá liệu các hành động như vậy đã được phối hợp một cách có chủ ý, hoặc liệu chúng tiêu biểu cho khuynh hướng tự nhiên né tránh luật pháp do các công ty Trung Quốc đã quen lợi dụng những kẽ hở và thực hiện những giao dịch bất chính. Bắc Kinh từ lâu đã hỗ trợ cho IranBắc Hàn theo nhiều cách khác nhau, gồm cả những viện trợ hạch tâm và bằng cách lờ đi không thấy những vụ in đồng đô la giả. Dù bằng cách nào đi nữa, những vụ phạm luật của các công ty có liên kết với khu kỹ nghệ quân sự của Trung Quốc là điều không thay đổi. Điều đó làm mọi người lấy làm lạ rằng tại sao Trump lại cố gắng hết minh để bảo vệ lợi ích của những công ty Trung Quốc đó.

ZTE là một ví dụ điển hình về cánh tay vươn rất xa của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đến khu phức thể kỹ nghệ quân sự của Trung Quốc, vượt ra ngoài sự tập trung về quân sự của họ. PLA có lợi ích kinh doanh trải dài từ bệnh viện đến gạch phòng tắm xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới. Một phần của ZTE thuộc quyền sở hữu của hai công ty có quan hệ rất chặt chẽ với PLA. Cứ đi theo con đường của đồng tiền người ta sẽ thấy rõ ràng sự kết nối này.

Chủ nhân có phần lớn nhất, với 30% cổ phần của ZTE, được chia thành bốn công ty, gồm cả Viện Nghiên cứu Công nghệ vi điện tử Tây An và và công ty Thâm Quyến Aerospace Guangyu, kiểm soát hội đồng quản trị của tổ hợp công ty cổ phần mẹ. Theo giản đồ tổ chức, Xi’an Microelectronics thuộc China Aerospace Science and Technology Corp. (CASC) và Shenzhen Aerospace thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC).

Sự giống tên nhau của hai công ty không phải là một tình cờ. CASC và CASIC từng là một công ty vào năm 1999. CASCCASIC thuộc quyền sở hữu trực tiếp của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản của Hội đồng Nhà nước nhưng báo cáo cho Giải phóng Quân và và tham gia vào việc bảo vệ ngành kỹ nghệ quốc phòng, gồm cả việc phát triển các vệ tinh quân sự và vũ khí đạn đạo chính xác. Theo lời khai trước quốc hội của Hoa Kỳ, văn phòng của Giải phóng Quân được cài đặt trong các xưởng thiết kế, những viện nghiên cứu và các nhà máy của CASC và CASIC,.

Lùi lại và người ta thấy vai trò của các công ty Trung Quốc khác trong sự tăng nhanh trở nên rõ ràng. Các cơ sở khác của CASC đã chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán vũ khí lậu cho các chế độ bất hợp pháp trên khắp thế giới và thường xuyên vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Một công ty thuộc CASC (như trong biểu đồ tổ chức ở đây) là China Great Wall Industry Corp. (CGWIC), hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. CGWIC có một lịch sử buôn bán vũ khí với Iran từ thời chính quyền George W. Bush đầu tiên và đã bị trừng phạt liên tục. Daniel Pinkston, một chuyên gia về sự hạn chế các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã điều trần trong năm 2005 và cho biết rằng các hoạt động gia tăng vũ khí của CGWIC đã giúp Iran cải thiện chương trình hỏa tiễn của họ.

Giản đồ tổ chức cho thấy sự liên hệ sát sường của ZTE với  khu kỹ nghệ quân sự của Giải phóng Quan Nhân dân của TRung Quốc. . Nguoofn: FP.

Một công ty khác tham gia vào sự gia tăng vũ khí bất hợp pháp trong quá khứ là Công ty China Precision Machinery Import-Export Corp. (CPMIEC), thuộc sở hữu của Tập đoàn China Poly Group, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc khác. CPMIECtrước đây có thể thuộc quyền sở hữu của CASIC, là một nhánh tiếp thị và bán hàng cho nhiều công ty sản xuất vũ khí Trung Quốc. Việc bán vũ khí cao cấp cho Iran và Pakistan đã khiến Bộ Tài chính Hoa Kỳ phải ra lệnh trừng phạt nhiều lần.

Có bằng chứng hiển nhiên cho thấy các công ty này đôi khi làm việc chặt chẽ với nhau và họ cố hết sức để tránh bị trừng phạt. CGWICCPMIEC đã từng có cùng một địa chỉ ở Bắc Kinh. CPMIEC nhiều lần tìm cách tránh bị trừng phạt bằng cách chuyển hàng sang Hoa Kỳ bằng những công ty bình phong. Chính phủ Trung Quốc đã được Mỹ cho biết về các hoạt động của những công ty đó bằng những biện pháp trừng phạt lặp đi lặp lại của Washington nhưng Trung Quốc đã không làm gì để ngăn cản họ.

Những sự kiện nói trên cũng không phải là những việc trong quá khứ xa xôi. Năm 2013, hỏa tiễn từ CPMIEC trên đường đến Iran đã bị chận và giữ lại ở Vịnh Ba Tư. Năm 2011, CPMIEC đã bị phát giác đã muốn cung cấp hỏa tiễn cho thủ lãnh Libya Muammar al-Qaddafi, thực hiện bằng một kế hoạch chở lậu hàng hóa trái với lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu những vũ khí đó đã bán được cho Libya hay hay al-Qaddafi đã nhận được, nhưng rõ ràng là Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm biện pháp tránh bị trừng phạt. Danh sách những vi phạm đang diễn ra này đã khiến Hoa Kỳ đưa thêm các biện pháp trừng phạt đối với CPMIEC sau khi công ty này bị phát giác đã chuyên chở vũ khí sang Bắc Hàn, Syria và Libya.

Những vi phạm của CGWIC và CPMIEC diễn ra trong cùng một khung thời gian như những vi phạm của ZTE. Lệnh trừng phạt CGWIC và CPMIEC được áp dụng đều đặn cho các vi phạm từ năm 1991 đến năm 2013. Việc ZTE bán các sản phẩm bị cấm cũng theo một kiểu rất tương tự như của hai công ty CGWIC và CPMIEC.

Ngày nay, trên mạng thương mại điện tử thương mại điện tử do Phòng Thương mại Trung Quốc quản lý để Xuất nhập cảng Máy móc và Sản phẩm Điện tử, CPMIEC có một cửa hàng hoạt động. Với nhiều hệ thống hỏa tiễn địa đối không và hệ thống hỏa tiễn phòng không cầm tay, CPMIEC cho người mua cơ hội tìm hiểu về những loại vũ khí quân sự mang nhãn hiệu Trung Quốc mới nhất – giá có cả chuyển vận đến cảng nhận hàng. Vũ khí của Trung Quốc từ tổ hợp của các công ty này tiếp tục xuất hiện trên các chiến trường trên toàn thế giới, gồm cả các khu vực được đang bị trừng phạt, nơi mà những công ty này bị nghi ngờ đã cung  cấp vũ khí cho các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.

Thỏa thuận mới của Tổng thống Trump cho phép ZTE mua các sản phẩm của Hoa Kỳ. Nhưng quyết định này cố tình bỏ qua những sự cố tình vi phạm từ lâu mà ZTE và các công ty khác có liên kết quân sự ở Trung Quốc đã vi phạm. Không có lý do gì để có thể coi ZTE, hoặc các đối tác của nó, là những công ty lương thiện, hoạt động hợp pháp nữa.

Tác giả Christopher Balding là phó giáo sư về kinh doanh và kinh tế tại Trường Kinh doanh HSBC ở Thâm Quyến và là tác giả cuốn “Sovereign Wealth Funds: The New Intersection of Money and Power.”

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: ZTE’s Ties to China’s Military-Industrial Complex Run Deep | Christopher Balding | Foreign Affairs | July 19, 2018.