Việt Nam: Nạn buôn người gia tăng trong đại dịch COVID

Hugh Bohane | DCVOnline

Những tổ chức nhân quyền đã lên tiếng cảnh giác về nạn buôn người ngày càng gia tăng khi đại dịch đẩy nhiều người dễ bị thua thiệt đến bờ vực. Họ nói rằng bất chấp biên giới đang đóng, kẻ buôn người vẫn đang đưa người vượt biên trái phép vào Trung Hoa và Myanmar.

Một phụ nữ ôm một đứa trẻ, cả hai dấu mặt

Tổ chức Rồng Xanh tại Hà Nội đã giải cứu Kim 14 tuổi khỏi nạn bóc lột tình dục ở miền Bắc Việt Nam

Những tổ chức nhân quyền đã lên tiếng cảnh giác dù số bị nhiễm COVID-19 gia tăng ở Việt Nam đã khiến nạn buôn người và buôn lậu tăng vọt vì mọi người trở nên tuyệt vọng hơn về mặt tài chính.

Họ cho biết thêm, bất chấp biên giới của Việt Nam đang đóng cửa vì đại dịch, những kẻ buôn người và buôn lậu đã tìm ra những cách mới để vận chuyển người không chỉ trong nước mà còn qua biên giới.

Michael Brosowski, người đồng sáng lập Tổ chức Rồng Xanh tại Hà Nội, một tổ chức cứu trẻ em, cho biết hầu hết các vụ buôn người mà ông từng giải quyết đều liên quan đến trẻ em gái và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số.

Các ổ dịch COVID-19 đã bùng phát ở tỉnh Bắc Giang, một khu nghệ phía bắc Hà Nội.

Brosowski cho biết đã có báo cáo về việc các thiếu nữ vị thành niên bị đem bán vào các quán karaoke, nơi được coi là bình phong cho nhà thổ. Brosowski nói với DW,

“Các quán karaoke phục vụ công nhân trong các khu kỹ nghệ đó và đó cũng là nơi COVID-19 đang bùng phát, vì vậy tôi nghĩ rằng có mối liên hệ giữa hai cuộc khủng hoảng và điều này cho thấy sự cần thiết phải có quy định tốt hơn đối với các khu kỹ nghệ lớn như thế này.”

Michael Brosowski

Những ngả đường buôn người của Trung Quốc và Myanmar

Brosowski nói dù biên giới của Việt Nam đã bị đóng cửa, nhưng nạn buôn người và buôn lậu vẫn diễn ra, trẻ em và phụ nữa vẫn bị bán sang  nước láng giềng Trung Hoa.

Trong năm qua, hơn 70 người đã được Blue Dragon cứu thoát bên trong nội địa Trung Hoa. Tổ chức này đã đánh dấu cuộc cứu người thứ 1.000 vào tháng Giêng. Chính quyền Trung Hoa và Việt Nam đã và đang hợp tác để cứu và đưa những nạn nhân trở về Việt Nam.

Một tòa án lưu động xử vụ án buôn người để dân chúng có thể trực tiếp tìm hiểu về những nguy hiểm của nạn buôn người

Theo tin của báo đài tại Việt Nam, những phụ nữ mang thai trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã vượt biên trái phép sang Trung Hoa với sự trợ giúp của các mạng lưới buôn lậu. Sau đó  những đứa trẻ sơ sing bị đem bán.

Brosowski nói rằng khi Trung Hoa tăng cường hệ thống giám sát công chúng trong những năm gần đây, nhà chức trách đã tìm thấy những người đã bị bán đi từ 10 đến 30 năm trước.

“Chúng tôi đã giải quyết một trường hợp gần đây có một người đã bị bán đi cách đây 20 năm và lúc đó có lẽ là một trẻ vị thành niên, và trong những trường hợp đó, người được cứu thoát như vậy sẽ phải được chăm sóc khá đặc biệt trong một thời gian dài.”

Michael Brosowski

Brosowski nói thêm, trẻ em gái và phụ nữ từ Việt Nam tiếp tục bị bán sang Trung Hoa làm dâu.

Theo Brosowski, việc quân đội đảo chính ở Myanmar đã khiến quốc gia Đông Nam Á này trở thành điểm nóng của những tổ chức buôn người với lý do được cho là xã hội đang thiếu pháp luật.

“Những kẻ buôn người đang trực tiếp khai thác sự hỗn loạn của cuộc đảo chính, vì vậy đó là một diễn biến mới mà chúng tôi đang đối phó.”

Michael Brosowski

Ngăn ngừa nạn buôn người

Diane Truong là giám đốc truyền thông của Pacific Links Foundation, một tổ chức chống buôn người cũng giải quyết việc tái hòa nhập cho những nạn nhân. Truong, làm việc tại California, nói với DW,

“Chúng tôi tập trung rất nhiều vào việc trao quyền cho phụ nữ và thiếu niên và chúng tôi coi buôn người là một vấn đề của phát triển.”

Diane Truong

Trương cho biết các cộng đồng dễ bị thua thiệt nhất của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nạn buôn người. Quỹ Pacific Links dạy những bài học tiếng Anh trên mạng, tổ chức trại hè và cho học bổng cho thanh thiếu niên trong hoàn cảnh khó khăn trong những cộng đồng dân nghèo. Trương nói,

“Chúng tôi tỏ chức khóa huân luyện tại những trường học, với công nhân nhà máy và người quản lý của họ, đồng thời chúng tôi cũng có một ứng dụng mà chúng tôi đã phát hành đặc biệt chú trọng đến người lao động nhập cư để giúp họ có thể có quyết định tốt hơn trong cuộc sống.”

Diane Truong
Bốn người trẻ xem một ứng dụng trên điện thoại di động

Pacific Links đã phát hành ứng dụng mới, PAXU, nhằm mục đích thông báo cho người lao động nhập cư về điều kiện sống và những rủi ro

Mạng lưới buôn người Việt Nam của Châu Âu

Trương cho biết quỹ Pacific Links cũng đang giải quyết việc người Việt Nam bị buôn bán hoặc nhập lậu khắp châu Âu.

Thủ đô Berlin của Đức từng là một trung tâm quan trọng của mạng lưới buôn người và buôn lậu.

Vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát Đức đã thực hiện một loạt cuộc truy quét khắp toàn quốc trong chiến dịch phá vỡ một băng nhóm nghi là người Việt buôn lậu.

Trong chiến dịch lùng bắt này, cảnh sát đã ban hành 13 lệnh bắt và tạm giữ sáu nghi phạm. Họ đã bị truy nã với cáo buộc liên quan đến vụ buôn lậu ít nhất 155 người Việt Nam sang Đức kể từ năm 2018.

Những nạn nhân trước nhật được đưa từ Việt Nam sang Đông Âu bằng đường hang không. Từ đó, họ được vận chuyển qua các ngả đường khác nhau đến Berlin cũng như qua Đức và đến các nước khác, kể cả Pháp, Bỉ và Anh.

Những người buôn lậu được cho là đã thu từ 5.000 đô la (4.496 €) đến 20.000 đô la (17.985 €) cho mỗi hoạt động buôn lậu. Những kẻ buôn lậu đã giữ mọi người trong một mạng lưới các ngôi nhà an toàn cho đến khi họ đã trả hết tiền cho chuyến bay và chiếu khán. Trương nói,

“Tất nhiên, điều khác mà chúng tôi đang thực hiện là tang khả năng của chúng tôi ở châu Âu, như huấn luyện cho những nhân viên ứng phó tuyến đầu, gồm cả nhân viên thi hành pháp luật và nhân viên xã hội, đồng thời hợp tác trợ giúp các người có thể là nạn nhân.”

Diane Truong

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam: Human trafficking on the rise amid COVID | Hugh Bohane (Da Nang) | Deutsche Welle (DW) | 11.06.2021.