Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p2)

Nguyễn Văn Lục

Phần đầu của bài này chưa giải thích lý do tại sao Nguyễn Văn Trung lại chỉ dừng lại ở việc cầm bút mà không dấn thân vào những hoạt động cụ thể, khác hẳn trường hợp Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan và nhiều người khác.

Ai là những người phản chiến?

Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.

Nhưng xin để Nguyễn Văn Trung có dịp trình bày rõ và đầy đủ về vấn đề này.

Trong tập Nhận Định X, in ở Montréal 100 bản, Nguyễn Văn Trung đã có dịp trả lời phỏng vấn của Đỗ Quyên chiều ngày 6-6-1996, trong đó có vài câu hỏi của Đỗ Quyên có liên quan trực tiếp đến việc cầm bút của Nguyễn Văn Trung trước 1975.

“Đỗ Quyên (ĐQ): Từ 1967, khi phỏng vấn anh nhân kỷ niệm 10 năm cầm bút, Trần Triệu Luật, tạp chí Bách Khoa, đã hỏi: Tại sao anh vẫn từ chối những hành động cụ thể (ngoài việc viết sách báo, làm tạp chí, dạy học)? Gần 30 năm trôi qua, tôi muốn biết đến nay anh có còn giữ lối sinh hoạt chính trị như thế không?

Nguyễn Văn Trung (cười cười): Vẫn thế thôi. Thật sự thì chọn như thế không phải vì tôi coi thường việc làm chính trị, khinh người làm chính trị. Không có các hành động chính trị còn là gì nữa? Đây là vấn đề khả năng, sở trường mỗi người biết chấp nhận ngay từ đầu, điều đó sẽ đỡ kẹt cho tất cả về sau. Tôi cũng vậy. Nói về tôi, xét cho cùng, tôi là cái thằng nghệ sĩ hiểu theo nghĩa rộng của từ này. Người làm suy tưởng triết học như tôi thì cũng như người viết văn thôi. Tôi là người dấn thân vào viết để mà viết. Vả lại, tôi là người cũng có thể nói là trực tính. Mà như thế thì không làm chính trị được.”

(Nguyễn Văn Trung, Đỗ Quyên phỏng vấn: Không ở chế độ nào tôi là người đối lập, Nhận Định X)

Bài phỏng vấn dài liên quan đến các vấn đề tôn giáo, chính trị, Mác xít, v.v.. Sau đây là tóm tắt những ý chính khác.

Theo Nguyễn Văn Trung, ông không làm người đối lập ở chế độ nào. Có nghĩa ông không là người đối lập với chế độ miền Nam cũ hay với chế dộ ở Việt Nam hiện nay. Cũng theo ông: “Tôi không mong đợi gì ở cách mạng cả, nên tôi cũng chả thất vọng gì ở Cách Mạng.” Và thái độ của ông là, “Không xếp hàng với cả những người không xếp hàng”.

Và ông ý thức ngay từ đầu rằng “mình chỉ làm suy nghĩ và giúp người khác suy nghĩ. Và đó là vai trò của người làm nghề sư phạm, nghề giới thiệu, nghề giúp người khác suy nghĩ.” Ông nói thêm là khi mình đứng ngoài chính trị thì nói người khác sẽ dễ nghe hơn, nhất là khi muốn ảnh hưởng đến giới trẻ.

Về chọn lựa chính trị thì ông vẫn giữ quan điểm là: Một xã hội chủ nghĩa không cộng sản. Tuy nhiên, thế nào là Chủ nghĩa Xã hội không Cộng sản thì không được đề cập tới.

Xét vai trò của Nguyễn Văn Trung giúp chúng ta hiểu rõ hơn thành phần trí thức phản chiến là gì.

II. Có nhiều mức độ hiểu biết thực chất cuộc chiến và nhiều mức độ tham gia từ thái độ phản chiến đến hành động trực tiếp tham gia và sau này được gọi là lực lượng thứ ba .

Tuy cùng được coi là phái tả, nhưng nét đậm nhạt rất khác nhau. Đôi khi chỉ có cảm tình, đôi khi chỉ là theo mốt, đôi khi chỉ dấn thân ở bình diện lý thuyết. Vẫn có sự e dè không dám thật sự dấn thân, nói viết thì nhiệt tình lắm mà không làm.Thành phần này chiếm đa số. Đó là trường hợp như Nguyễn Văn Trung.

Chỉ họa hiếm mới có người dám thực sự dấn thân nhập cuộc theo hẳn phía bên kia như một “phiêu lưu tự sát” như trường hợp Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan. Sau này, họ như thứ gái “ngồi phải cọc”, tiến thoái lưỡng nan cố rút chân ra khỏi vũng lầy, bì bõm thì chân đã lấm bùn.

Những thành phần cảm tình viên vì lý tưởng, vì thất vọng trước cuộc chiến tàn bạo mà họ chỉ nhìn thấy từ một phía trở nên rất đông.

Cuộc chiến càng trở nên bi kịch với sự tàn sát bom đạn khủng khiếp thì số trí thức có ăn học càng ngả theo lự lượng thư ba đông hơn.

Thật vậy, cuộc chiến tranh trong 20 năm tại miền Nam, không phải chỉ có một cuộc chiến. Mà nhiều cuộc chiến.

Có cuộc chiến của người Mỹ và cuộc chiến của người Việt Nam. Người Mỹ bảo vệ thế giới tự do còn người Việt như ông Diệm lo bảo vệ đất nước mình. Cuộc chiến của người Mỹ ỷ vào sức mạnh bom đạn. Big bomber. Máy tính điện tử. Hiên tranh đếm xác người. Body-count war. Có cuộc chiến du kích. Cuộc chiến tuyên truyền chính trị.

Và hơn tất cả, có cuộc chiến của giới lãnh đạo Mỹ để xem mức độ trung thành của chính quyền miền Nam đối với người Mỹ như thế nào. Và đây là thứ chiến tranh bẩn thỉu nhất, một thứ chiến tranh ủy nhiệm mà đã đến lúc, dù chống cộng sản, dù ghét cộng sản đến đâu, chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thất bại chua chát của nó.

Còn đối với thành phần phản chiến, cái ngộ nhận của họ là họ chỉ nhìn cuộc chiến xẩy ra chung quanh họ như một thứ cuộc chiến dựa trên căn bản đạo đức chiến tranh. Họ mong muốn có một thứ “chiến tranh sạch”. Cái chết phải xứng đáng, sự hy sinh phải có ý nghĩa mang đầy ắp tình tự dân tộc, đất nước!

Vả lại, trên thế giới này, đã có bao giờ có một cuộc chiến dựa trên căn bản đạo đức ngay cả cuộc chiến nhằm bảo vệ non sông bờ cõi?

Nó chỉ có những cuộc chiến bẩn ít và bẩn nhiều. Và sự tồi tệ công bằng và khách quan mà nói là đến từ mọi phía. Họ có thể có lý khi phẫn uất trước cảnh tàn sát người, nhưng cái vô lý của họ là họ chỉ có cơ hội nhìn cuộc chiến tranh từ một phía.

Vì thế, cảm tính và sự rung động trong cái tình người đã chi phối cái nhìn của họ thành phiến diện một chiều: cái độc ác tàn bạo đến từ một phía, cái phi lý cũng từ một phía. Phần giới trẻ Mỹ, họ tự hỏi hai tỉ đô la cho mỗi tháng mà họ bỏ ra đã đạt được mục đích gì? Sự vô hiệu của các cuộc ném bom mà kết quả chỉ là sự hủy hoại mạng sống con người cũng như môi sinh và môi trường.

Chiến tranh hay không chiến tranh đối với họ là những đồng tiền bỏ ra đã đem lại được gì và đến một lúc nào đó, có bên bỏ cuộc. Và kẻ còn lại cuối cùng chính là kẻ chiến thắng.

Đây là một cuộc chiến mà kẻ thù lại chính từ chúng ta. Số những người oán ghét chiến tranh khi cường độ leo thang chiến tranh mỗi ngày mỗi nhiều mà nói chung họ chỉ là những người băn khoăn, dằn vặt trước thời cuộc trong nỗi bất lực của một người trí thức.

Căn cứ vào những bài viết của họ viết phần lớn trên Hành Trình, Đất Nước mà tôi có thể liệt kê tên tuổi rất nhiều người thuộc loại này như: Có người làm nghề dạy học, có nhiều sĩ quan quân đội VNCH, có nhà văn. Tôi không có tư cách gì để phê phán thái độ chính trị của họ. Chỉ cùng lắm muốn nói rằng đã có một thời như thế. Họ là những người như:

Nguyễn Khắc Ngữ, Hoàng Ngọc Biên, Chu Vương Miện, Cao Thanh Tùng, Diễm Châu, Mai Trung Tĩnh, Nguyên Sa, Nguyễn Đồng, Nguyễn Quốc Thái, Thế Phong, Võ Hồng Ngự, Trần Tuấn Nhậm, Thảo Trường, Viêm Tịnh, Nguyễn Sa Mạc, Đỗ Long Vân, Thái Lãng, Nguyễn Vũ Văn, Phạm Gia Pháp, Đỗ Phùng Khoan, Mường Mán, Lê Bá Lãng, Ngô Thế Vinh, Thuận Giao, Trần Hoài Thư, Trần Vạn Giả, Viêm Tịnh, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Tường Văn, Trần Duy Phiên, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Miên Thảo, Phạm Đông Triều, Nguyễn Như Mây.

Tất cả bọn họ nay ở đâu? Khi cuộc chiến suy tàn, chấm dứt thì cái bản năng sinh tồn trở thành lý lẽ chính đáng nhất, bỏ cuộc chạy lấy người. Phần lớn bọn họ nay đang sống ở hải ngoại để lại những người lính bại trận thua cuộc, bị tù đầy hoặc sống vất vưởng như những công dân hạng hai trên chính quê hương của mình.

Điều duy nhất còn lại là mọi người, mọi phía, kẻ thắng người thua, kẻ chống đối chiến tranh, kẻ theo hay kẻ không theo, kẻ ở lại hay chạy trước, kẻ từng về hùa với cộng sản, rồi phản tỉnh chống đối đều thấy đủ lý lẽ để chúng tỏ họ đã làm đúng.

Tất cả, không trừ, đều cho người ta có cảm tưởng là họ có đầy đủ lý lẽ để thấy lương tâm họ an bình, để thấy sự chọn lựa của họ trước đây và bây giờ là chính đáng.

Tôi đã tìm thấy cái tâm trạng chính đáng ấy nơi đủ mọi thành phần xã hội, nơi bạn bè người quen thuộc, nơi những kẻ mà tôi coi như kẻ thù.

Tôi đã đọc hầu như tất cả các bài viết của Lm Chân Tín, nhất là cuốn “Nói cho con người” cũng như đọc một số bài viết của Nguyễn Ngọc Lan trước 1975 và ba cuốn Hồi ký sau 1975 trong các năm 1988, 1989-1990 và 1990-1991.

Họ có một lương tâm thanh thản và một xác tín đến ngạc nhiên.

Những việc làm của họ trước và sau 1975 đều chính đáng cả. Chọn lựa trước và sau 1975 trong đấu tranh đều trong sáng và không có gì đáng chê trách.

Thái dộ trí thức này bị J.P. Sartre gọi là những kẻ Ngụy tín. (Mauvaise foi). Những kẻ tự nghĩ mình có bàn tay sạch.

Vì thế họ đều hãnh diện về thái độ của họ cả trong hai thời kỳ ấy. Trước 1975, họ đã mách lối chỉ đường cho người ta biết chọn biết sống và dạy cách chết đẹp và sau 1975, họ lại biết dạy cho người ta biết sống con người và lúc nào họ cũng có lý cả.

Hồi ký của Nguyễn Ngọc Lan có phụ chú: Nói thẳng và nói thật theo cái kiểu Nguyễn Trãi:

“Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo.”

Cũng vì thế, Lm Chân Tín rất tâm đắc với ba bài giảng Xám Hối. Ba bài giảng ấy hình như nhắn gửi đến bản thân người tín hữu công giáo, đến Giáo Hội và nhất là với người cộng sản.

Ba bài giảng ấy hình như dành cho người khác chứ không phải cho chính bản thân Lm Chân Tín. Có lẽ bài giảng trung thực nhất là bài giảng cho chính mình. Nếu có cần sám hối thì ai là người trước tiên phải sám hối?

Dù không đồng ý với chọn lựa cũng như thái độ của những thành phần phản chiến, tôi vẫn nhận thấy tại miền Nam đã có nhiều khuôn mặt đáng kinh mà tôi tạm gọi là có tư cách chính trị.

Ngoài đạo đức cá nhân, còn có một thứ đạo đức chính trị chứng tỏ con người ấy vẫn trung thành với những điều xác tín chính trị của mình.

Họ thiếu một điều mà tôi gọi là Nhân Cách chính trị. Nhân cách chính trị là căn bản và quan trọng hơn cả đạo đức cá nhân. Người có nhân cách chính trị thì vững vàng, bền bỉ, giữ vững quan điểm lập trường chính trị, không nghiêng ngửa, xu thời. Nhờ điểm này phân biệt được ai là người có tư cách chính trị ai không. Ai là người đáng kính, ai là người không đáng kính.

Nếu không phân biệt điểm này thì rơi vào tình trạng cá mè một lứa.

Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng không khác gì Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần. Lý Chánh Trung, Nguyễn Dình Đầu, Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan không khác gì giám mục Phao Lô Lê Đức Trọng, Lm Nguyễn Văn Vinh, TGM Trịnh Như Khuê, Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Rồi Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm có gì khác tướng Nguyễn Khoa Nam?

Nhân Cách chính trị của luật sư Nguyễn Văn Huyền và nhà văn Bình Nguyên Lộc

Sự phân biệt nhân cách chính trị là tiêu chuẩn đạo đức chính trị để phân biệt một người như trường hợp luật sư, chủ tịch Nguyễn văn Huyền và bọn dân biểu đối lập như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba.

Cũng sự phân biệt ấy giúp phân biệt nhân cách kẻ sĩ của một Bình Nguyên Lộc khác hẳn Vũ Hạnh, Sơn Nam, Vương Hồng Sển.

Luật sư Nguyễn Văn Huyền

Trước 1975, cụ luật sư Nguyễn Văn Huyền từng biện hộ bào chữa cho Nguyễn Hữu Thọ, dưới thời Pháp thuộc. Cũng chính cụ gián tiếp ủng hộ luật sự Võ Văn Quan trong việc bào chữa cho Ngô Đình Cẩn. Thời ông Thiệu cụ làm chủ tịch Thượng Viện, cái búa Thượng viện của cụ đập đúng lúc để giữ được sự tôn nghiêm khi họp Lưỡng Viện và được nhiều người đồng viện kính nể. Cụ giữ tư cách nên không ra vào dinh Độc Lập tìm chút bổng lộc.

Về phía tôn giáo, cụ được Tổng Giám Mục Nguyễn văn Binh tin cẩn, thường hỏi ý kiến.

“Do một tai nạn giao thông ở Paris, cụ phải đi khập khiễng, cần có người dìu đi. Giáng người cụ tuy mảnh khảnh, gầy yếu, với mái tóc bạc, đôi kính cận, nhưng đã toát ra một sức mạnh tinh thần đáng nể.

Cả cuộc đời cụ sống khiêm tốn, hòa nhã, thầm lặng, nếp sống thanh bạch. Sau 1975, cụ sống trong một ngôi nhà nhỏ cũ góc đường Hồng Thập Tự và Bùi Chu. Phần nhà mặt tiền, cụ dành cho một người cháu làm nghề hớt tóc.”

(Hồ Ngọc Nhuận, Hồi ký Đời, trang 276-279)

Trưa 2/5/1975, tại Dinh Độc Lập, sau Lễ ra mắt Ủy ban quân quản Sài Gòn, Thượng tướng Trần Văn Trà Chủ tịch ủy ban quân quản (người ngồi bên trái) đã có buổi gặp riêng Dương Văn Minh, (người ngồi thứ 2 trái sang), Nguyễn Văn Huyền (người ngồi thứ 3 trái sang) nguyên là tổng thống và Phó tổng thống  Chính quyền VNCH sau cùng.
Ảnh: Thông tấn xã Giải Phóng.

Sau 1975, cụ cáo lui ở ẩn trong suốt gần 20 năm trời. Mật trận năm lần bảy lượt mời cụ ra nắm chức vụ trong Mặt trận Tổ Quốc. Cụ đều lấy cớ bệnh tật để từ chối. Cuối cung cụ cho yết bảng trước nhà là không tiếp khách vì bệnh.

Cuối cùng cụ âm thầm ra đi mà ít người biết. Nhân cách của cụ dưới chế độ nào cũng có tấm lòng ngay thẳng, nào ai sánh bì?

Nhà văn Bình Nguyên Lộc

Nhà văn Bình Nguyên Lộc qua nét vẽ của Vũ Nguyên Giang

Nhà văn Bình Nguyên Lộc, một trong những nhà văn mở đường cho nền văn học miệt vườn với gần ngàn chuyên ngắn đủ loại. Chưa kể một số truyện dài như Đò Dọc, Nhốt gió và nhiều chuyện chưa được in. Ông còn viết biên khảo. Đặc biệt cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Cuốn sách cả ngàn trang đến khi miền Nam mất, nó vẫn ở dạng bảo thảo để đóng bụi chưa được in).

Nói chung, ông có xu hướng tìm về nguồn, một gốc gác gia đình 10 đời sông ở Tân Uyên Biên Hòa. Tôi biết đến ông gián tiếp qua người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Dưỡng Trí Viện ở Biên Hòa, có vợ dạy trường Ngô Quyền. Ông Hiệp chẳng may mắc bệnh ung thư máu và qua đời.

Bệnh viện này cũng là nơi Bình Nguyên Lộc ra vào vài lần để chữa trị chứng tâm thần. Hẳn là cái chết của người con cả ảnh hưởng không ít đến cuộc sồng sau này của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

Thời trước 1975, ông chỉ là một công chức bình thường, sau ra làm báo. Rồi viết truyện ngắn, truyện dài. Sức viết của ông có thể làm người đọc nghĩ đến tác giả Lê Văn Trương.

Theo sự mô tả lại của nhà văn Mai Thảo, một người ban tâm giao của ông, thì Bình Nguyên Lôjc vóc dáng người tao nhã, gầy guộc, bình dân, với mái tóc rẽ ngôi giữa.

Trước 1975, ông được mời làm giám khảo Giải thưởng văn chương toàn quốc trong 4 kỳ và ông luôn luôn tìm cách chối từ, lấy cớ bệnh tật, do chứng áp huyết cao, không thể leo nổi những bậc thềm cao của Dinh Độc Lập.

Sau 1975, cũng theo lời nhà văn Mai Thảo, một lần được mời tới dự Đại Hội văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ Thông tin cũ, đường Phan Đình Phùng:

“Vũ Hạnh Thanh Nghị bá cáo kể công, Sơn Nam đóng trò nhiệt tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào.”

(Mai Thảo: Nhân Cách Bình Nguyên Lộc, Diễn Đàn Thế kỷ)

Cũng theo lời Mai Thảo, thoạt đầu là đám Văn Nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh đến gặp ông. Rồi tới đám văn nghệ của Mặt trận giải phón như Trần Bạch Đằng, Giang Nam, Anh Đức. Cuối cùng những công thần của chế độ Hà Nội vào như Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận…xin gặp nhà văn ở Khu Cô Giang, Cô Bắc. Ông đều từ tốn tiếp hết, chững chạc vậy thôi…

Hai người, một trí thức miền Nam như luật sư Nguyễn Văn Huyền, một con người mà ngoài tư cách đạo đức, cón có tư cách chính trị hơn người. Người thứ hai, Bình Nguyên Lộc cũng tiêu biểu cho sĩ khí miền Nam so với bao nhiêu người khác chạy theo bả vinh lợi trước kẻ chiến thắng.

Cái nhân cách chính trị của một người nằm ở chỗ đó. “Đói không chịu ăn thóc nhà Chu” là vậy. Giữ cái tiết tháo mà không dễ mấy ai làm được!

Bên cạnh những thành phần phản chiến vừa nêu trên. Có những người đã tich cực hoạt động dưới chỉ đạo của các cán bộ cộng sản như Trần Bạch Đằng.

Sau 1975, những người này chính thức nằm trong danh sách những cựu thành viên của lực lượng thứ ba.

Tên một số người sau đây người do Alain Ruscio, tác giả cuốn Vivre au Việt Nam liệt kê trong Phụ đính, số 4:

“Cao Thị Quế Hương, Chân Tin, Hồ Ngọc Nhuận, Huỳnh Công Minh, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Giáp. Lê Văn Nuôi. Lê Văn Thới, Lý Chánh Trung. Lý Quý Chung. Ngô Bá Thành. Ngô Công Đức, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Long, Phạm Biểu Tâm, Phan Khắc Từ, Thích Minh Châu, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Triệu Quốc Mạnh, Trịnh Đình Thảo, Trương Bá Cần, Võ Đình Cường, Võ Thị Bạch Tuyết, Vương Đình Bích.”

(Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, 1981, Éditions Sociales, Paris, Phụ chú 4, trg 224-228)

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline biên tập và minh hoạ.

2 Comments on “Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p2)

  1. GIẤC MƠ
    NGUYỄN VĂN TRUNG

    Giấc mơ này quả lạ kỳ
    Đã non thế kỷ còn gì nữa sao
    Ngày xưa ông vốn Giáo sư
    Một Trường đại học Miền Nam một thời

    Đó Trường đại học Văn khoa
    Vốn từng đào tạo bao người khi xưa
    Giấc mơ nay chỉ buồn cười
    Thầy Trung ôm ấp trên đời bao năm

    Nó như một chuyện trên trời
    Của người trí thức Miền Nam bấy giờ
    Một thời đạn nổ bom rơi
    Chiến tranh tàn khốc dưới trời Việt Nam

    Giấc mơ quả thật vẹn toàn
    Giấc mơ chủ nghĩa quả không khác nào
    Nhưng mà chủ nghĩa tào lao
    Muốn làm “Xã hội” không hề “Cộng” trong

    Quả Thầy thật chỉ đèo bong
    Giống như vẽ rắn thêm chân lạ thường
    Hay là vẽ cả kỳ lân
    Chưa ai thấy được mọi phần ở đâu

    Thành ra nó chỉ càng hài
    Bỏ vào trong lửa nước nào được không
    Mác xưa đã nói một long
    Phải làm vô sản chẳng ngoài điều chi

    Vậy thì “Xã hội” là gì
    Nếu không “Cộng sản” chỉ điều mộng mơ
    Nên chi chín đợi mười chờ
    Cuối cùng cũng đến cái ngày Bảy lăm

    Giật mình một Nguyễn Văn Trung
    Giấc mơ tan biến y như xà phòng
    Tiếp liền hai đợt đổi tiền
    Bao lần cải tạo sợ phiền chi ai

    Thầy Trung chắc đã thở dài
    Bởi thầy chứng kiến có sai điều nào
    Cuối cùng thầy cũng nghẹn ngào
    Thầy lia chủ nghĩa thầy nhào ra đi

    Bây giờ nhìn lại thấy gì
    Đầu tiên ông Thảo sau này ông Trung
    Óc toàn tiểu sản nhong nhong
    Nói toàn vô sản mới đều thảm thương

    Bởi không phân biệt đôi đường
    Đâu là mác xít đâu là toàn không
    Mác và Cộng sản một dòng
    Còn không ngược lại dễ mà lộn vô

    Thành ra suy nghĩ cào cào
    Một thời trí thức của toàn Miền Nam
    Kiểu như Chân Tín rõ ràng
    Hay là như Nguyễn Ngọc Lan lạ nào

    Nói chung một thuở ồn ào
    Về sau thêm món Thành phần thứ ba
    Bảy lăm tiêu hết bao xa
    Trừ phi nội ứng “phe ta” mới còn

    Thơ ngây quả thật mõi mòn
    Toàn nòi khuynh tả chớ còn là ai
    Tả khuynh quả thật đầy hài
    Kiểu mong “Xã hội” mà trừ “Cộng ra”

    Giống như cây mía róc ra
    Chỉ ăn chút nước còn toàn quăng đi
    Thật là nông nổi lạ kỳ
    Biết gì thuyết Mác nó vì chỗ mô

    Biết gì Mác bảo độc tài
    Của người vô sản mới toàn đi lên
    Nghĩa là tư sản loại dần
    Cuối cùng vô sản mới cần mà thôi

    Nên sai của Mác trên đời
    Có hai điều chính ai người đâu thông
    Một là giai cấp đấu tranh
    Hai là vô sản phải nên độc tài

    Đấu tranh hoài chuyện con người
    Có đâu giai cấp như điều Mác suy
    Mác vì mê tín Hegel
    Lấy điều “biện chứng” làm nền thế thôi

    Nên chi chủ nghĩa đâu tồi
    Nó là ý hệ đâu nào khách quan
    Nó hoài chỉ vẫn niềm tin
    Có đâu khoa học mà vin mãi vào

    Có điều chuyên chính lập rồi
    Nó như hệ thống đố người nào ra
    Giống toàn đường cống vậy mà
    Sắp theo hàng dọc cuối đầu mà đi

    Vinh quang tự chủ nổi gì
    Lỗi này do Mác chớ thì do ai
    Trăm năm dù có bẽ bai
    Dễ chi phá nổi ai tài thế đâu

    Chỉ hoài từ trước đến sau
    Nó như xe lửa chạy trên đường rầy
    Xe goòng cũng thế mà thôi
    Không làm như thế trước sau đổ liền

    Đó là thực tế vong thân
    Con người thành bong của ngay chính mình
    Thà rằng ảo tưởng niềm tin
    Còn hơn mất mạng nếu hòng nhảy ra

    Thành nên Mác chỉ ba hoa
    Hô là giải phóng khác nào nhốt vô
    Nên chi “chủ nghĩa” thế nào
    Giờ Thầy Trung chắc tủi thân bùi ngùi

    Mác xưng khoa học một thời
    Đó là cái cớ mọi người nhào vô
    Bởi vì khoa học thể nào
    Bởi vì mê tín Mác toàn thế thôi

    Lấy điều “biện chứng” đầu tàu
    Nhưng mà của giả lắp vào chạy đâu
    Nên toàn đem sức thế vào
    Đó là tổ chức từ thời Lênin

    Toàn nhờ sức mạnh tuyên truyền
    Giáo điều là chính thường xuyên vậy mà
    Nên thành tất cả lấy ra
    Con tàu chỉ đứng khó mà đi lên

    Liên Xô là chuyện nhãn tiền
    Cũng như Trung Quốc sau này vậy thôi
    Đông Âu đều chuyện đã rồi
    Hóa ra thuyết Mác chỉ hài khác chi

    Nói ra giống kiểu thị phi
    Nhưng mà không nói nhiều người biết đâu
    Bởi vì cái áo bề ngoài
    Nó đâu có thể khiến thành thầy tu

    Mác phi khoa học lù lù
    Tự cho khoa học cũng nào khác đâu
    Thời kỳ quá độ xa rồi
    Bây giờ định hướng chút nào vậy chăng

    Nhưng mà bánh lái rỉ hoen
    Liệu mà định hướng có thành dài lâu
    Nên chi đời chỉ đúng sai
    Đâu dùng bạo lực để ham nói càn

    Nên thành hội nhập muộn màng
    Cũng hơn năm tháng dã tràng toi công
    Chỉ hiềm Thầy Nguyễn Văn Trung
    Bây giờ chắc thấm Mác trong ra ngoài

    Cả đời khuynh tả sa đà
    Đâu cần tả hữu khác là chỗ mô
    Miền Nam bởi vậy lật nhào
    Cũng toàn trí thức xô vào chứ ai

    Công đầu Thầy Nguyễn Văn Trung
    Viết toàn sách vở lung tung tuyên truyền
    Khác là Thầy chẳng dấn thân
    Nhưng bao người đã dấn thân thay thầy

    Bây giờ thế sự cũng hay
    Tả bay tất cả có còn ai đâu
    Bởi vì Mác đã dạy rồi
    Phải toàn vô sản mới đời đi lên

    Chỗ nào không có công nhân
    Cũng đều bần cố nông nên thay vào
    Đó là sứ mệnh hẳn hòi
    Sử là biện chứng lẽ nào mà không

    Thật là ông Mác thần đồng
    Đỉnh cao trí tuệ nói ngông ai cười
    Bởi chi cũng chỉ con người
    Bản năng là chính dễ đời khác đâu

    Nên cần có học có hành
    Có luôn phẩm chất mới thành tinh hoa
    Còn đây vô sản la đà
    Trăm năm biết có rồi ra thế nào

    Nên đành một mực tự hào
    Sống bằng quá khứ lẽ nào không vui
    Chiến tranh dù đã qua rồi
    Vẫn hoài nhắc nhở để người hăng say

    Nên người làm sử cũng hay
    Dẫu là bộ sử vạn trang khác gì
    Cũng đều quan điểm ly bì
    Đố ai nói khác thử thời ra chi

    Mới vài từ ngữ bỏ đi
    Đã đòi đem đốt còn gì là vui
    Ngày xưa từng có Thỉ Hoàng
    Một thời đốt sách chôn Nho đùng dùng

    Ngày nay lịch sử hào hùng
    Chuyện xưa tích cũ phải cần nhớ luôn
    Nên thành Thầy Nguyễn Văn Trung
    Cũng là gương sáng lưu cho muôn đời

    Sau này lịch sử qua rồi
    Mác toàn quên hết lại là điều hay
    Chỉ thành quá khứ nhạt nhòa
    Thiên đàng ảo mộng dễ hoài còn sao

    Những người đắm đuối Mác xưa
    Rồi ra cũng hết như là Thầy Trung
    Hay Trần Đức Thảo một dòng
    Khác nào như bọt xà phòng trôi đi

    PHẤN NGÀN
    (04/9/17)