Sự phá sản của một xã hội khép kín

Nguyễn văn Lục

Một xã hội khép kín là một xã hội không còn thích hợp nữa. Tự nó phải đào thải.

Trong thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội đã để lộ những yếu kém liên quan đến bản chất chế độ vốn trước đây nó được coi là thế mạnh của họ. Đó là sự che đậy, dối trá, lật lọng, bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp dư luận trong và ngoài nước.

Phải chăng nó báo hiệu một ngày không xa sự suy tàn của chế độ?

Bài viết này trình bày và so sánh một cách dễ hiểu hai kiểu xã hội: xã hội mở của các nước Tây Phương và xã hội kín của các nước độc tài.

Thế nào là một xã hội mở? Thế nào là kín?

Xã hội Mở và Kín. Nguồn: OntheNet.

Mở là chấp nhận phê bình, chấp nhận sai lầm, chấp nhận đối thoại và chấp nhận sửa đổi. Đó là khả năng thích ứng để sửa đổi dựa trên luật pháp quốc gia. Đó cũng là cái mạnh như yếu tính của xã hội Tây phương.

Xã hội kín là tự nó khép lại, che dấu, nếu cần dối trá hoặc dùng bạo lực như đàn áp, giam cầm, tù đầy. Và đó là cái mạnh cũng như cái yếu nhất của xã hội khép kín nhìn từ trong ra ngoài.

Xã hội khép kín đã có mặt ngay từ buổi bình minh cộng sản với Lenin (tên thật là Vladimir Ilyich Ulyanov). Lenin luôn coi sự dối trá như một bước đầu cần thiết khi thời cơ chưa chín mùi. Và biến sự dối trá, che đậy thành cơ sở lý luận của người cộng sản.

Có thể nói, đó là “cái đạo đức chính trị” của người cộng sản, một chính sách dối trá mang tầm vóc quốc gia. Hồ Chí Minh đã thuộc bài của đàn anh Cộng sản Liên Xô để sau này áp dụng ở Việt Nam.

Phần Mao Trạch Đông, ngay từ tháng Giêng1951 đã đưa ra khẩu hiệu “Đừng sợ trước các rối loạn”. Nếu cần dùng bạo lực dẹp hết các thành phần phản động. Xin trích dẫn Mao chủ tịch như sau:

Mao Trạch Đông trong một bức ảnh chụp vào cuối năm 1949 hoặc đầu năm 1950 sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ảnh này xuất bản trên các tờ báo phương Tây trong chuyến Mao đi thăm Liên Xô vào tháng 1 năm 1950. Nguồn: Flickr.com

“The Party’s mass line must be followed in suppressing counter-revolutionaries.”

(Chỉ đạo của Mao Trạch Đông khi ông sửa đổi dự thảo nghị quyết của Hội nghị Quốc gia lần thứ ba về An ninh Công cộng, tháng 5 1951. Trích Selected Works of Mao Tsetung. Volume V., Foreign Languages Press. Peking. First edition 1977, trang 50)

Mao đã vận dụng quần chúng để xóa sạch những phần tử được gọi là “tả khuynh” trên toàn cõi Trung Hoa, từ thành phố đến những làng xã hẻo lánh. Hàng triệu người đã chết oan uổng vì những chính sách của Mao.

Xã hội khép kín là một guồng máy với hai hệ thống áp đặt: Nhà nước và Đảng. Nhưng Đảng chỉ đạo, nắm quyền. Guồng máy ấy được áp đặt từ trung ương đến địa phương.

Trong một khẩu hiệu tuyên truyền của Mao viết:

“Anh hãy là một cái vít nhỏ trong bộ máy vĩ đại của chủ nghĩa xã hội.”

(Thierry Wolton, Une histoire mondiale du Communisme. Les victimes. Bernard Grasset, 2015, trang 667)

[Trong diễn văn về “Văn học và Nghệ thuật” tại Diên An năm 1942, Mao trích dẫn đòi hỏi của Lenin cho rằng văn học chỉ nên “là răng khe và vít trong bộ máy cách mạng” và cần phải chú tâm vào việc tấn công kẻ thù. Nguồn: Rudolf G. Wagner, “Inside a Service Trade: Studies in Contemporary Chinese Prose”, trang 13 — DCVOnline]

Bên cạnh bộ máy đảng còn có các “tổ chức quần chúng” như “Phụ Nữ, Nghiệp đoàn và giới trẻ”. Tất cả như một thứ dây chuyền trong một guồng máy mà không ai có thể ở ngoài guồng máy đó được.

Guồng máy lúc đầu chỉ là một phương tiện, một kỹ thuật. Nhưng khi rơi vào guồng máy thì con người bị cuốn hút vào các răng khe của bộ máy đó. Guồng máy sau lại biến thành chính bản chất của chế độ ấy. Nhưng khi đã rơi vào guồng máy, nó sẽ biến cải con người trở thành bản chất của chế độ. Lúc đó bản tính con người không còn nữa. Nói theo ngôn từ triết học thì đó là sự vong thân của con người trong guồng máy chế độ, và không có cơ hội để thay đổi được nữa. Và khi cái gì không phải là con người thì tự nó chống lại con người vì nó phản lại nguyện vọng, tâm tư của con người.

Cho nên, tự bản chất, chủ nghĩa cộng sản là thứ chủ nghĩa chống lại con người, hay một thứ chủ nghĩa không mang khuôn mặt người. Và những ai ở ngoài guồng máy đó sẽ bị văng ra hoặc bị nghiền nát. Những người văng ra ngoài như trường hợp Trần Đức Thảo, luật sư Nguyễn Mạnh Tường hay Nguyễn Hữu Đang, v.v..

Khẩu hiệu của Trung Quốc trong thời kỳ năm 1950 là “Yi bian dao”, có nghĩa là anh phải chọn lựa đứng vào phía đảng.

[“Yi bian dao” hay 一邊倒 “Nhất biên đảo” là chính sách đối ngoại “ngả về một bên” của nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa khi mới thành lập. Trước đó trong chiến tranh chống Nhật Bản, đảng Cộng sản Trung hoa hợp tác với cả Mỹ lẫn Nga. DCVOnline]

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong cuốn Un Ex-commnié thú nhận như sau:

“Aucun sentence n’est prononcé. Les communistes ont le gout de la clandestinité. Toutes les décisions sont prises et appliqués dans un silence de mort.”
(Không có bản án nào được công bố. Người cộng sản thường có thói quen che dấu. Vì thế, các quyết định và việc thi hành đều tuyệt bí mật.)

(Nguyễn Mạnh Tường. Un Ex- communié. Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel, trang 229)

Không văng ra thì bị nghiền nát, bị canh chừng, bị nhồi sọ, bị khai thác và mọi khác biệt trở thành sự bội phản.

Cái mẫu điển hình của guồng máy đó dần mang tầm vóc toàn cầu của hệ thống cộng sản.

Bất kể vùng địa lý nào cũng như lịch sử, văn hóa của một đất nước khi đã rơi vào tay quyền lực cộng sản cũng sẽ được áp dụng một phương pháp, một hệ thống, một lối áp đặt, một chính sách chính trị. Nạn nhân của nó dù là Liên Xô, dù là Tàu, dù là Việt Nam, dù Bắc Hàn thì cũng giống nhau cả. Vì thế, người ta mới quen gọi đó là tội ác chống lại con người. Những kẻ phải nằm trong các trại cải tạo đủ loại thì đó chỉ là một thứ nghĩa địa để chôn người sống. Tất cả là một sự tính toán để con người chết chậm và chết một cách bạo tàn.

Nhiều người còn sống sót khi trở về chỉ còn là phế vật.

Sự nhồi sọ ấy của chủ nghĩa cộng sản thể hiện rõ nét trong giáo dục. Việc đào tạo nhằm áp đặt các giá trị mang tính chất giáo điều giống như trong tôn giáo, nhất là công giáo. Đảng như một Đấng tối cao, quyền uy nắm giữ chân lý sự thật bất khả nghi, không thể sai lầm. Đảng bao giờ cũng đúng không thể sai lầm.

Vào năm 1958, Tổng Thư ký đảng cộng sản Đông Đức, SED, Walter Ulbricht đã đưa ra giáo lệnh “10 điều răn” để đảng viên phải tuân thủ (giống 10 điều răn của bên công giáo) về “con người mới xã hội chủ nghĩa.”

Rồi 20 năm sau, tại Moscow, trước các đại biểu của Hội Nghị XXV, Leonid Brejnev tuyên bố:

“Con người Xô Viết là thành quả quan trọng nhất trong 60 năm qua.”

(Thierry Wolton, ibid., trang 669)

Cho nên, sau này các người thiên tả ở Pháp nhận thức được tính cách tôn giáo trị của cộng sản. Và năm 1960, ông Emmanuel D’Astier (1900-1969) khi viết về Joseph Vissarionovich Stalin đã cho thấy Stalin đã sai lầm.

Vậy muốn cải tiến đảng cộng sản thì việc đầu tiên phải thế tục hoá chủ nghĩa cộng sản. (Il faut laiciser le Communisme.) Có nghĩa là đảng phải chấp nhận sai lầm, bỏ tính cách siêu việt của đảng. Đừng giữ chủ nghĩa giáo điều áp đặt. Đừng theo chủ nghĩa vĩ cuồng.

Nếu không thì cái lầm than và mồ chôn của chính họ lại chính là ở chỗ cái cao cả của họ.

Và đây là một bằng chứng.

Người ta vẫn tưởng rằng chế dộ giáo dục hiện nay xuống cấp, bê tha đủ kiểu là chuyện bây giờ, mới xảy ra. Thưa không. Hoàn toàn là một sản phẩm kế thừa từ nhiều thế hệ cộng sản để lại của Trung Quốc.

Thật vậy, sự đào tào giới học sinh, sinh viên ở Trung Quốc chỉ nhằm số lượng bất kể đến trình độ, chất lượng trong kế hoạch năm năm ở Trung Quốc (1953-1957).

Nguồn: World Economic Forum

Sự thất bại trong giáo dục đến nỗi một nhà giáo dục Trung Hoa đã so sánh nền giáo dục cao cấp của Trung hoa là: “một xưởng máy sản xuất các văn bằng tốt nghiệp” trong đó các vị giảng huấn là những kỹ thuật viên đã sản xuất ra những “thành phẩm đã được tiêu chuẩn hóa!” (La Chine. Nhiều tác giả, ibid., trang 62)

Nhận xét về lối đào tạo của Trung Quốc cho thấy chẳng khác gì một xưởng chế tạo chai lọ hàng loạt, đạt thành phẩm “đạt tiêu chuẩn”.

Đó là lối đào tạo trong đó chỉ có một cửa vào và một cửa ra. Người được đào tạo như ngồi trong một hang động và ngoảnh mặt vào vách, chỉ thấy những bóng hình di động trên vách hang và tưởng đó là sự thật.

Họ bị bịt mắt, bịt tai và chỉ tuân thủ như một cái máy.

Đời sống ở miền Nam Việt Nam, trước 1975 cho thấy nền giáo dục rất phóng khoáng, nhân bản. Cách giáo dục của miền Nam Việt Nam có nhiều cửa vào rộng mở, mở ra nhiều chân trời và mỗi sản phẩm không phải những chai lọ khuôn đúc mà là những con người đa dạng về trình độ, về phẩm chất và nhất là khả năng thích ứng và hội nhập vào các nền văn minh trên thế giới.

Một nền giáo dục như thế nào thì chỉ cần nhìn vào thành quả mà nó đem lại, không cần phải phô trương ra đây. Thực tế đã chứng minh điều ấy, và không cần bàn cãi dông dài.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn xác tín rằng, ngoài lãnh vực giáo dục, một xã hội khép kín là sự vi phạm trắng trợn sự bình đẳng dựa trên pháp luật, trên tôn giáo hoặc trên phong tục. Đó là điều mà hiện nay chế độ, và chính quyền Hà Nội đang vi phạm một cách rõ ràng không cần dấu diếm trước dư luận quốc tế.

Và ngày nay, ở thời đại tin học, dù một xã hội muốn khép kín, dấu diếm che đậy đến đâu cũng bị tố giác trước công chúng một cách nhục nhã.

Một xã hội khép kín là một xã hội không còn thích hợp nữa. Tự nó phải đào thải.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline hiệu đính chú thíc và minh hoạ bài của tác giả.

1 Comment on “Sự phá sản của một xã hội khép kín

  1. CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

    Thiên nhiên khi mới lọt lòng
    Loài người bình đẳng hoàn toàn tự do
    Rồi dần lịch sử lớn lên
    Loài người phát triển trở thành văn minh

    Góp từng thành quả cá nhân
    Qua từng thời đại mà dần cao hơn
    Vẫn luôn khoa học đi đầu
    Tếp theo kỹ thuật mới hầu nhân văn

    Văn minh nhân loại thăng bằng
    Là nhờ vật chất kết chung tinh thần
    Tách riêng chỉ lấy một thôi
    Chỉ còn ảo tưởng dễ nào hay đâu

    Nên chi tôn giáo dài lâu
    Chỉ niềm an ủi ở trong cõi đời
    Nó đâu thực tế tuyệt vời
    Như là khoa học đời đời tiến lên

    Còn như triết học nhân văn
    Cái nền trí tuệ luôn cao hơn đời
    Thông minh lý trí con người
    Nó là tiêu biểu tính người vậy thôi

    Chỉ duy chính trị thường tồi
    Con dao hai lưỡi trên đời ai hay
    Xây đời chỉ một xưa nay
    Hại đời gấp bội dễ tày thế gian

    Bởi vì nói thật không oan
    Kiểu người thiện chí đều toàn ít thôi
    Nhưng đều lợi dụng trên đời
    Công danh sự nghiệp có đời nào không

    Người xưa biết tỏng tòng tong
    Phân vương bá đạo khác nhau rõ ràng
    Bởi vì vương đạo đàng hoàng
    Còn như bá đạo thường toàn lưu manh

    Xây đời vương đạo mới thành
    Hại đời bá đạo tanh banh mấy hồi
    Dân ngu không biết thì thôi
    Còn người trí giả ai không buồn cười

    Nên chi từ đã ngàn đời
    Chính em chính trị dễ nào khác đâu
    Ngày xưa Khổng tử đã hầu
    Nêu lên “chính dã” cũng rồi tới đâu

    Nói bầu phải đúng trái bầu
    Đó là ý nghĩa của điều chính danh
    Còn như ngụy biện thập thành
    Đầy tràn thủ đoạn loanh quanh ích gì

    Thật ra Mác chẳng ngu si
    Mà toàn tráo trở còn gì nói sao
    Cà sa chỉ áo mặc ngoài
    Bên trong ngụy tín dễ nào ai hay

    Cả Trần Đức Thảo thơ ngây
    Một đời tôn Mác mặt mày tiếu lâm
    Hóa thành phải tội ngu dân
    Cuối đời cũng phải hóa thành ăn năn

    Để rồi viết cuốn “Trối Trăng”
    Trời Âu mang trả lại cùng trời Âu
    Đúng là ngu dại trên đời
    Một thời tuyệt đỉnh tôn là thông minh

    Mà thôi thật tội dân mình
    Hầu nông dân cả dễ thành mê man
    Có đâu phân biệt thau vàng
    Tuyên truyền dối gạt cũng toàn nghe theo

    Khiến cho lịch sử còn lèo
    Tưởng mình hóa thánh đi đầu nhân gian
    Thật là tội ác rõ ràng
    Ngu dân kiểu ấy quả càng éo le

    Nên chi mọi thứ độc tài
    Trời đời đều thảy tội đồ toàn dân
    Như từng có một Hitler
    Như từng có một Stalin lạ gì

    Như từng có một họ Mao
    Hô toàn vĩ đại ai nào không kinh
    Thật ra chỉ đám bùn sình
    Dẫm bừa nhân loại cho mình vinh quang

    Dân ngu nào biết thau vàng
    Nên toàn vô sản oang oang miệng mồm
    Chúng toàn ngồi tót đầu mình
    Tung hô vĩ đại linh đình cũng vui

    Nhưng thôi nói mấy cho vừa
    Chỉ điều chính trị gạt lừa khác đâu
    Vấn đề đi lại từ đầu
    Cội nguồn là Mác chớ nào là ai

    Đưa ra lý thuyết bịp đời
    Để mình thành Phật thành Tiên lạ kỳ
    Bởi vì khoa học có chi
    Chỉ điều vu khoát làm gì không hư

    Bởi người từ trước tới giờ
    Luôn luôn tranh đấu trong đời vậy thôi
    Giữa cái đúng và cái sai
    Cái hay cái dở dễ nào khác đi

    Còn vì quyền lợi nhiều khi
    Dễ nào đời chẳng còn nhiều bất công
    Vậy mà Mác chỉ nói ngông
    Đấu tranh giai cấp thật toàn dốt đuôi

    Dốt này nói mấy cho nguôi
    Phỉnh toàn nhân loại rối nhùi cũng hay
    Suýt gây Thế chiến thứ ba
    Vào thời vụ Vịnh Con Heo lạ gì

    Cuba khi ấy ai bì
    Rần rần rộ rộ ta thì tiến lên
    Đem toàn hỏa tiển Nga sang
    Kình nhau với Mỹ quả càng tếu lâm

    Bây giờ mọi sự rõ ràng
    Liên Xô sụp mất Đông Âu chẳng còn
    Cuba một thuở mõi mòn
    Bây giờ quay lại thị trường cũng hay

    Đúng là thuyết Mác tuyệt vời
    Đỉnh cao trí tuệ bao người nêu lên
    Đúng là siểm nịnh muôn phần
    Toàn vô trách nhiệm y trân ở đời

    Nên chi nói thật con người
    Lòng không chân chính dễ nào nhân văn
    Chỉ toàn ngôn ngữ cuội nhăng
    Mười voi bát xáo có bằng được ai

    Thành ra quá khứ chỉ hài
    Uổng cho nhân loại bao người chết oan
    Niềm tin thành thảy lang bang
    Bây giờ chết hết càng oan nỗi niềm

    Nên chi nói thật tình đời
    Chỉ toàn chân chính mới hoài còn lâu
    Còn như thủ đoạn một màu
    Dễ gì mục đích biện minh bao giờ

    Gạt nhau chỉ kiểu dân khờ
    Biết đâu nguyên tắc chôn vùi nhân văn
    Một thời cải tạo nhố nhăng
    Tới nay huề cả cũng bằng như không

    Tưởng làm thế giới thành hồng
    Thật ra xám xịt còn mong được gì
    Trên trăm triệu mạng ra đi
    Tính chung thế giới dễ gì mà vui

    Cải Cách Ruộng Đất tiêu đời
    Biết bao cảnh tượng con người éo le
    Đúng là Thuyết Mác nhập nhòe
    Lênin áp dụng thành ra kiểu này

    Rồi còn nhào nặn qua Mao
    Cuối cùng hoành tráng đi vào Việt Nam
    Nhưng còn thua cả Cao Mên
    Của thời Khmer đỏ đập đầu người dân

    Mục tiêu xây dựng Ăng ca
    Thế gian cộng sản ta bà mới hay
    Đập đầu dân thảy búa sồi
    Đều do Pôn Pốt một thời thế thôi

    Bây giờ cả thảy qua rồi
    Dòng đời lịch sử đã thành trôi đi
    Có nào vớt vát lại gì
    Khác chi nước đổ dễ sao hốt đầy

    Độc tài nghĩ cũng quả hay
    Bởi ai cũng thấy lại toàn im re
    Nói ra phản động chụp vào
    Mà ai phản động trên đời này đây

    Bởi vì nói quả không sai
    Cản đường tiến hóa mới lời này thôi
    Thế nên phản động tột trời
    Chính là Các Mác chớ nào còn ai

    Bởi vì dân chủ tự do
    Mới làm nhân loại tiến lên đủ điều
    Còn như duy chuyện giàu nghèo
    Nó nhiều biến số có nào giản đơn

    Chỉ hằn giai cấp đấu tranh
    Cái ngu của Mác hóa thành u mê
    Chỉ vì mê tín Hegel
    Tin điều biện chứng mới thành vu vơ

    Khiến thành tội ác tột trời
    Mác thành đệ nhất ác thần thế gian
    Chỉ anh trí thức làng nhàng
    Ngu mười biết một mới toàn cơi lên

    Hay là những kẻ vì mình
    Toàn nòi ích kỷ xúm vào thả câu
    Cá nhân mồn một lại hầu
    Xưng toàn xã hội quả thành gian manh

    Bởi vì chỉ có lòng thành
    Mới toàn ngôn ngữ rành rành ra thôi
    Còn mà ngụy trá trong tâm
    Bề ngoài ngôn ngữ khác chi ngụy từ

    Ngu dân là tội để đời
    Bởi vì lịch sử mấy đời ai quên
    Mà ngu dân chỉ độc tài
    Dễ nào dân chủ lại thành ngu dân

    Bởi vì có lú chú khôn
    Ca dao tục ngữ nước ta hiểu nhiều
    Nên chi chơi cách độc tài
    Dầu mà toàn lú chú nào hở hơi

    Việc đời đơn giản thế thôi
    Chín người mười ý mới mong sáng nhiều
    Còn như chỉ kiểu độc tài
    Triệu người cũng chỉ tôi đòi khác đâu

    Chỉ toàn nô lệ trước sau
    Chỉ hoài lãnh tụ xúm vào đội mông
    Khác gì xã hội lên đồng
    Dễ gì sáng suốt mà dân mơ màng

    Đúng là tệ cả hai đàng
    Dân ngu nên dễ xảy ra độc tài
    Độc tài hoài mửng ngu dân
    Dân càng ngu tợn độc tài càng lên

    Nên chi xét mọi nỗi niềm
    Đâu là cớ sự mọi điều xảy ra
    Phải là ông Mác ông Mao
    Hay bao ông nữa ào ào thế gian

    Nên Tàu trên cả tỷ dân
    Giờ đều xúm lại đội mông Cận Bình
    Nhờ xưa có Đặng Tiểu Bình
    Đã đưa ra thuyết mèo nào trắng đen

    Còn như triều đại họ Mao
    Thảy đều xúm đội đít Mao rõ ràng
    Khác nào xã hội hoang tàng
    Con người thành vật quả càng trớ trêu

    Nó làm nhân cách thành nghèo
    Y chang kiểu Mác bảo là vong thân
    Khiến thành gậy đập lưng ông
    Điều gì Mác phá chỉ đầy thêm lên

    Đúng là ảo tưởng lềnh khênh
    Cái ngu của Mác ối mèn đéc ơi
    Nó thành học thuyết vẽ vời
    Có nào thực chất hại đời bao nhiêu

    Nó làm toàn thảy loài người
    Nhốt vào trong rọ hô toàn tự do
    Tự do đến cả triệu lần
    Giờ thì quả Mác miệng mồm còn đâu

    Bởi Liên Xô đã đổ rồi
    Đệ Tam như hết dễ còn Đệ mô
    Xưa kia Đệ tứ xuống mồ
    Giờ thì chính Mác Đệ dầu hỏng luôn

    Hóa toàn một chuyện tiếu lâm
    Đúng anh trí thức toàn hâm trên đời
    Từng làm nhân loại mê tơi
    Hóa ra bị đẩy xuống mồ nào hay

    Nhưng mà đất rộng trời dày
    Dễ gì sự thật chỉ hoài buông trôi
    Ta nay tuy đã già rồi
    Nói lên chút đỉnh để đời xem sao

    Nếu mà chỉ thấy tào lao
    Trứng khôn hơn vịt cứ cào bỏ đi
    Còn mà thấm được điều gì
    Hậu sinh khả ủy có nào riêng ai

    Nên chi lịch sử đường dài
    Độc tài tội ác có ai không tường
    Nó toàn tai hại mọi đường
    Bởi vì bịt mắt cùm chân con người

    Trong khi nhân loại tuyệt vời
    Là loài tinh túy trên toàn hành tinh
    Thành ra tội Mác cùng mình
    Khiến trăm năm đã điêu linh loài người

    Nghĩ rằng giải phóng trên đời
    Ai ngờ nô lệ nhân quần khác đâu
    Bởi vì do Mác ngu lâu
    Độc tài vô sản cứ hầu trương lên

    Chỉ vì mê tín Hegel
    Tin vào phủ định nối nhau dài dài
    Cái ngu của Mác quả hài
    Con người trí tuệ mới người nhân văn

    Bảo là vô sản mần răng
    Có đâu trí thức mà lên đầu tàu
    Thật là ngụy biện làu làu
    Vậy thì gian đó hay là toàn ngu

    Biến thành nhân loại bú dù
    Đàn bầy thì có chổng khu vậy hoài
    Hô vang lãnh tụ trên đời
    Thật tình nào biết chi là trăng sao

    Cuối cùng đều thảy nạn nhân
    Lớp này lớp khác rần rần thế thôi
    Giả như cộng sản toàn cầu
    Một người làm xếp cả hầu thế gian

    Tổng Bí Thư thật rõ ràng
    Liên Xô Trung Quốc chớ còn là ai
    Vậy nhưng hai hổ cùng rừng
    Dễ nào không cắn tưng bừng lẫn nhau

    Thành ra Mác quả ngu lâu
    Nhưng khôn là đã gạt toàn thế gian
    Nói ra giờ chỉ muộn màng
    Nhưng mà không nói thêm càng lậm sâu

    Cho dầu quá khứ qua rồi
    Nhưng trong hiện tại nhiều người còn ngu
    Bởi vì nó đã ngấm sâu
    Vào trong não trạng dễ nào bóc ra

    Tuyên truyền bởi vậy tuyệt vời
    Ai nào qua mặt hai người lâu nay
    Một là đệ nhất Hitler
    Hai là ông Xít cũng là tuyệt chiêu

    Ngày xưa Tố Hữu lậm rồi
    Bởi vì ông chết đất trời còn đâu
    Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình chỉ một thương ông đến mười

    Thật là ốt dột sự đời
    Bây giờ ai dễ còn cười được sao
    Cả Xuân Diệu cũng tào lao
    Bác Mao kia đó khác nào bác ta

    Nên thôi giờ chỉ cộng hòa
    Độc tài dẹp hết mới là nhân văn
    Tự do đa đảng mới người
    Mới đưa dân tộc cùng đời tiến lên

    Còn mà phản động lềnh khênh
    Nói theo một sách như toàn ngày xưa
    Trở thành đá cá lăn dưa
    Dễ còn yêu nước thương nòi được sao

    Hoàng Sa nay quả mất rồi
    Trường Sa èo uột ai người gây nên
    Công hàm năm tám còn rên
    Làm cho vận nước trùm mền khác sao

    Nhìn trời chỉ thấy toàn sao
    Quả là le lói khác nào đêm đen
    Bình minh đến phải nhân văn
    Mặt trời chân lý mới toàn dân mong

    Còn như giả dối lòng vòng
    Bụng mình cả thảy nhân danh mọi điều
    Nhân danh Tổ quốc chỉ liều
    Nhân danh dân tộc chỉ đều tiếu lâm

    Nhân danh toàn thể nhân dân
    Nhưng ai không biết chỉ toàn nhân danh
    Bây giờ lên mạng mà coi
    Chỉ toàn đàng điếm nhân danh đủ điều

    Thật là hi hữu chưa từng
    Ai ngờ xã hội như toàn hôm nay
    Nhân danh đủ thứ trên đời
    Toàn là kiểu cuội bụng mình lòi ra

    Quả là nghĩ cũng xót xa
    Còn đâu chân chính kiểu người Việt Nam
    Đã từng lịch sử vàng son
    Ngày nay nhìn chỉ thấy toàn nhân danh

    Nhân danh cả Mác Lênin
    Nhân danh thành quả Liên Xô tháng mười
    Nhân danh hữu nghị đời đời
    Chữ vàng chói lọi cũng toàn nhân danh

    Nên giờ đâu biết người mình
    Đâu là người thật đâu là người dơi
    Biết ai đất nước làm đầu
    Biết ai cả thảy chỉ toàn nhân danh

    Khiến toàn thấy thảy thập thành
    Gian ngay lẫn lộn biết đàng nào sơ
    Ai gây sự thể bây giờ
    Từ đầu đến cuối hỏi là do ai

    Nói ra thành chỉ bẽ bai
    Nhưng mà không nói ngậm ngùi làm sao
    Biết đâu phản động thế nào
    Biết đâu cách mạng lại toàn giả ngôn

    Thật là đâu thuở nào hơn
    Hô toàn thời đại nguồn cơn tới giờ
    Dân thành chỉ giả dại khờ
    Chừng nào tỉnh thức như người bốn phương

    Đúng là thế sự chán chường
    Đâu ngờ xã hội nhiễu nhương tứ bề
    Chẳng qua cũng tại con người
    Đâu còn độc lập đâu còn tự do

    Cá mè một lứa hay ho
    Nói toàn ngữ điệu trong ngoài vậy thôi
    Giống như gà nhốt trong lồng
    Hay gà mắc tóc chạy ngoài như nhau

    Con này mắc với con kia
    Cả bầy đều thế gây cười thế gian
    Nên chi nói cũng không oan
    Ít ra phải nói dễ càng làm thinh

    Ai ưa ai bác mặc tình
    Kệ cha nó vậy lụy mình mà chi
    Bởi vì lịch sử trên đời
    Nó hoài muôn thuở nhất thời dễ sao

    TIẾNG NGÀN
    (08/9/17)