Chiến hạm hải quân Úc trên đường đến Việt Nam bị hải quân Trung Quốc cảnh cáo ở Biển Đông
Ankit Panda | DCVOnline
Chiến hạm của Úc “gặp” Hải quân của Giải phóng Quân Nhân dân ở Biển Đông.
Đầu tuần này, báo gới Úc đưa tin cho hay chiến hạm Hải quân Hoàng gia Úc trên đường đến thăm bến cảng Việt Nam ba ngày đã “đụng” với Hải quân của Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) ở Biển Đông.
Theo tin đã đưa, trong vụ “gặp gỡ” này có hai tàu khu trục Anzac, HMAS Anzac và HMAS Toowoomba, và một tàu tiếp vận nhiên liệu loại Durance, HMAS Success (OR 304)
Theo ABC, trao đổi giữa thủy thủ đoàn của Úc và Trung Quốc là lịch sự, nhưng “cứng rắn”.
Bản tin không nói rõ địa điểm tàu chiến của Úc đã gặp tàu Trung Quốc. Theo một tuyên bố đưa từ Bộ Quốc phòng Úc, ba tàu Úc trước đó đã đến thăm Subic Bay và đang trên đường đến Việt Nam, trong một cuộc hải trình qua phía bắc của quần đảo Trường Sa hướng đến đích sau cùng là Thành phố Hồ Chí Minh.
Những chiến hạm của Úc có thể đã đến gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng điều này cũng không có thông tin rõ ràng theo những bản tin trên báo chí của Úc.
Không có dấu hiệu nào cho thấy những chiến hạm của Úc đang tực hiện một chiến dịch tự do hàng hải gần những hòn đảo Trung Quốc đã chiếm đóng ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc đã trở nên rất nhạy cảm với những chiến dịch tự do hàng hải mà Hải quân Mỹ đã thường thực hiện trong những tháng gần đây.
Bộ Quốc phòng Úc nói với đài ABC,
“Bộ Quốc phòng Úc đã duy trì một chương trình cam kết và hoạt động chung với nhiều quốc gia ở Biển Đông từ nhiều chục năm qua.”
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố một tuyên bố phản đối sự thật về cuộc “đụng độ”. Một đoạn trong bản tuyên bố viết,
“Vào ngày 15 tháng Tư, tàu hải quân của Trung Quốc đã gặp tàu hải quân của Úc ở Biển Đông. Tàu của Trung Quốc đã dùng ngôn ngữ chuyên nghiệp để giao tiếp với phía Úc. Hoạt động của Trung Quốc là hợp pháp và phù hợp với các công ước. Những hoạt động này rất chuyên nghiệp và an toàn.”
Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về những bản tin, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã cung cấp thêm một số chi tiết. Ông nói với các phóng viên,
“Tôi chỉ có thể nói là chúng ta duy trì và thực hành quyền tự do hàng hải, và hàng không trên khắp thế giới. Và trong bối cảnh này, chúng ta đang nói về các tàu hải quân trên đại dương của thế giới, gồm cả Biển Đông.”
Úc đã có những cuộc tranh luận gay go trong nước về vùng mức độ yểm trọ của Úc đôi với những hoạt động của Mỹ vad các nước khác nhằm xác định quyền tự do hàng hải ở vùng biển phía nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc đã vẽ đường chín gạch của họ.
Canberra đã tiến hành các hoạt động tự do hàng không và hàng hái trên vùng Biển Đông, nhưng chưa khi nfo có hoạt động chung với Hoa Kỳ. Theo chính quyền Trump, Hải quân Mỹ đã tăng tần số của các hoạt động này khiến Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Cuộc “đụng độ” tuần này giữa hải quân Úc và tàu Trung Quốc xẩ ra ngay sau khi Trung Quốc mở cuộc thao diễn khổng lồ trên vùng Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quan sát 48 tàu chiến và 76 máy bay chiến đấu từ các Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của của Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân.
Ngoài Trung Quốc, những nước đang có tranh chấp ở Biển Đông còn có Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Copyright © DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: – South China Sea: Australian Navy Vessels En Route to Vietnam Received Warnings From Chinese Navy. By Ankit Panda. The Diplomat | April 21, 2018.