TPP: 12 nước thoả thuận hiệp ước tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương
Len Bracken (Bloomberg) | DCVOnline
TPP sẽ cắt giảm các rào cản thương mại cho các mặt hàng khác nhau, từ xe hơi đến gạo.
Cuộc đàm phán đã đạt được thỏa thuận cho hiệp định thương mại 12 quốc gia gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
ATLANTA | Mười hai nước vùng Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận thương mại lịch sử sang ngày 5 tháng 10, 2015. TPP sẽ cắt giảm các rào cản thương mại cho với các mặt hàng khác nhau, từ xe hơi đến gạo; tuy nhiên văn kiện này phải được tranh luận và phê chuẩn ở Quốc hội của các nước thành viên.
Akira Amari, bộ trưởng kinh tế Nhật Bản phụ trách đàm phán cho Nhật nói, sau một tuần hội đàm chính thức tại Atlanta, đại diện 12 quốc gia đã đạt được thoả thuận hoàn thành Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước đã đàm phán hơn năm năm qua nhằm thúc đẩy thương mại giữa 12 các quốc gia sản xuất 40 % sản lượng kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, coi hiệp ước TPP là một yếu tố quan trọng trong chính sách “Xoay trục về châu Á” của ông trong chính sách đối ngoại, đặt việc đặt được thoả thuận là ưu tiên hàng đầu của những năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Trung Quốc không có mặt trong những quốc gia ký kết thỏa thuận mà những người ủng hộ quảng bá TPP như một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nếu được thực hiện, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ đã đàm phán kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực vào năm 1994. Ba mước đã ký kết NAFTA, Hoa Kỳ, Canada và Mexico, có mặt trong TPP cũng như Nhật Bản.
Thỏa thuận TPP này sẽ miễn thuế hầu hết các hàng hóa, và giảm thuế trên những mặt hàng nhập cảng khác. Nó cũng sẽ công nhận nhiều quy định của các nước thành viên, và gồm cả thời kỳ độc quyền đối với các thuốc sinh học có nguồn gốc từ sinh vật sống, và bảo vệ bằng sáng chế dược phẩm. Đó là một trong những chủ đề cuối cùng đã được giải quyết trong các cuộc đàm phán marathon trong tuần này, khi các quốc gia đang phát triển tìm cách tiếp đưa thuốc generic ra thị trường.
Sản phẩm sữa Canada
Giới đàm phán cũng đã bàn cãi sôi nổi về các vấn đề gồm hệ thống quản lý nguồn cung cấp của Canada cho sữa và các sản phẩm nông nghiệp khác, Úc muốn xâm nhập sâu hơn vào thị trường đường Mỹ và các quy tắc giá trị khu vực cho xe ô tô và phụ tùng ô tô.
Obama đã thuyết phục Quốc hội cứu xét hiệp định TPP “một cách nhanh chóng” – có nghĩa là nó sẽ được đệ trình cho một cuộc bỏ phiếu thuận hoặc chống mà không có sửa đổi. Obama sẽ phải thông báo cho Quốc hội Mỹ 90 ngày trước khi ký thỏa thuận, và xuất bản các văn bản trước hiệp định 60 ngày trước.
12 quốc gia ký kết TPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong các tài liệu căn bản, văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết “TPP là một hiệp định toàn diện mà sẽ mở cửa thị trường, thiết lập các quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao cấp, và các vấn đề của thế kỷ 21 trong các nền kinh tế toàn cầu.”
Vẫn theo văn phòng đại diện thương mại Mỹ thì TPP sẽ thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và “chia sẻ các giá trị và cam kết của Mỹ để cải thiện đối xử với công nhân và nâng cao các tiêu chuẩn môi trường trên toàn thế giới.”
Những tổ chức ủng hộ hiệp ước, trong đó có Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho rằng TPP sẽ khiến việc bán hàng hoá làm tại Hoa Kỳ và dịch vụ của Mỹ trở nên dễ dàng hơn ở nước ngoài và giúp tạo việc làm nhiều hơn ở Mỹ dồng thời tăng trưởng kinh tế.
Nhóm phản đối TPP, chẳng hạn như tổ chức lao động AFL-CIO, cho rằng nó sẽ dẫn đến việc mất việc làm ở Mỹ cho thị trường gia công ngaoji quốc. Các nhóm phản đôi TPP sẽ gây áp lực với Quốc hội để bác bỏ hiệp ước đó.
© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Landmark TPP free-trade pact reached Len Bracken Bloomberg, Published on Mon Oct 05 2015.