Áp lực mềm của Bắc Kinh ở bãi biển Mỹ Khê

Brendon Hong | DCVOnline dịch

beachKhi chiến hạm Mỹ thách đố bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông thì Việt Nam gần với Mỹ hơn bao giờ hết.

Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, Việt Nam. Nguồn: Quynh Anh Nguyen/Getty
Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, Việt Nam. Nguồn: Quynh Anh Nguyen/Getty

ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Bãi biển cát trắng Mỹ Khê dài 20 dặm, từng là nơi cho những người lính Mỹ ở Việt Nam đến nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Thời đó GI gọi bãi Mỹ Khe là “China Beach.”

Từ đó đến nay vài chục năm đã qua đi, trong bối cảnh hiện đại hóa nhanh chóng của Việt Nam, Đà Nẵng đã trở thành một thành phố du lịch quốc tế được ưa chuộng. Trong những năm bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, ngành du lịch của Việt Nam đã được bồi đắp bằng một khối lượng du khách Trung Quốc rất lớn. TQ có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới, và những người có chút ít tiền đều háo hức để thưởng thức những thắng cảnh toàn cầu.

Thật vậy, Đà Nẵng có vẻ hơi giống như một thành phố hạng ba của Trung Quốc, với những công trình xây dựng liên tục, đầy bụi, và những đoàn xe vận tải khổng lồ chạy trên những đại lộ dọc theo bờ biển, nhưng các dấu vết của kiến trúc thời thuộc địa Pháp và tình cảm dễ chịu cũng đáng để du khách dừng chân một đôi ngày. Khách du lịch Trung Quốc, thường là cả gia đình đi du lịch kiểu trọn gói, hay ghé lại Đà Nẵng trước khi đến những thành phố khác.

Điều đó đã thay đổi. Và một lần nữa một bóng ma chiến tranh lởn vởn ở chân trời như một cơn bão ở xa nhưng đầy vẻ đe dọa.

Sự mở rộng việc có mặt về quân sự và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị Mỹ thách thức. Tuần này, một tàu khu trục trang bị hoả tiễn điều khiển của Mỹ đã đi vào trong vùng 12 dặm của một rạn san hô nhân tạo được xây dựng thêm ra mặt biển; đây là một hành động cố tình khiêu khích của Mỹ mà Bắc Kinh cho là “cực kỳ vô trách nhiệm.”

Nhưngáp lực thực sự của những cuộc đối đầu này lại rơi xuống các nước nhỏ hơn dọc ven biển. Không nơi nào chịu ảnh hưởng của áp lực đó rõ ràng hơn ở Việt Nam.

Hồi háng 5 năm 2014, sau khi hoàn thành một công tác khoan, giàn khoan dầu của công ty China Oilfield Services Ltd của chính phủ TQ đã đậu gần bờ biển của Việt Nam. Giàn khoan của TQ năm ngay trên vùng lãnh thổ đang có tranh chấp – và chính phủ Trung Quốc tuyên bố là giàn khoan dầu Hải Dương chỉ đơn thuần dừng lại ở sân sau của Trung Quốc, trong khi chính phủ Việt Nam cho biết, giàn khoan dầu đó không được phép để vào vùng biển này.

Tàu tuần tra Việt đuổi giàn khoan dầu và các tàu bảo vệ chạy quanh. Sự kiện này đã dẫn đến ra một loạt các vụ bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam; người biểu tình tấn công và đốt cháy nhiều nhà máy, trên thực tế, phần lớn do các công ty Đài Loan làm chủ.

Hầu như ngay lập tức, các chuyến bay đến Việt Nam từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia giảm hẳn xuống. Số phòng đặt thuê khách sạn bốc hơi. Những bãi biển vắng bóng người tắm nắng. Hướng dẫn viên không có việc, ngồi chơi và các đại lý du lịch đã được cho tạm nghỉ.


Tăng căng thẳng ở Biển Đông – AFP

Số liệu từ đầu năm đến nay cho thấy du khách đến từ Trung Quốc giảm 40 phần trăm, và các khách sạn mất hơn nửa triệu phòng-đêm trong năm 2014. Những con số này không phục hồi được, và Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết số du khách Trung Quốc đã giảm 18 phần trăm từ đầu năm đến tháng Chín vừa qua, so với một năm trước; kết quả là các thành phố của Việt Nam như Đà Nẵng yên lặng hơn so với những năm trước.

Số du khách Trung Quốc đén Việt Nam vẫn còn nhỏ giọt, bị thu hút vì vé máy bay rẻ là, 3 đô-la cộng với thuế. Nhưng ngay cả thế những chuyến bay đó không phải lúc nào cũng đầy khách. Người quản lý của một khách sạn gần bãi biển cho biết, “Chúng tôi hiện chỉ có ba phòng có khách. Tôi rất ngạc nhiên thấy tình hình chính trị đã ngăn chận rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.” Tại khu thăm viếng nổi tiếng, người ta không còn nghe hướng dẫn viên hướng dẫn các tour du lịch bằng tiếng Phổ thông (Quan thoại) nữa.

Cuộc khóa sừng giữa Bắc Kinh và Hà Nội vẫn còn. Trong một quyết định táo bạo, Trung Quốc đặt hai hệ thống vũ khí pháo binh di động trên đảo nhân tạo ở khu vực đang tranh chấp, vi phạm một thỏa thuận của ASEAN năm 2002 mà Thứ trưởng Bộ ngoại giao của Trung Quốc đã ký kết sau đó. Các loại vũ khí này đều có tầm hoạt động trong phạm vi các sự căn cứ ngoài khơi của Việt Nam. Trong một cuộc họp báo tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 5, Thượng nghị sĩ John McCain gọi đây là sự phát triển “đáng lo ngại và leo thang.” Sau đó, các hệ thống vũ khí pháo binh di động này đã được gỡ bỏ.

Trung Quốc đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển phía Đông và phía Nam Trung Quốc. Ở biển phía Đông Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkaku. Xung đột đó cawg thẳng nhất, dựa trên lịch sử đẫm máu giữa hai nước.

Đồng thời, Trung Quốc tuyên bố chủ quyên trên gần hết vùng Biển Đông, mâu thuẫn với những tuyên bố chủ quyền của Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan, và Việt Nam. Mặc dù tất cả những quốc gia ngoại trừ Brunei duy trì công sự quân sự trên quần đảo Trường Sa, các nước láng giềng nhỏ hơn không thể không cảm thấy một chút lo ngại khi họ quan sát sự tương tác giữa Trung Quốc với Nhật Bản.

Người ta không biết rõ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những hòn đảo nào của quần đảo Trường Sa và các rạn san hô. Trong khi Bắc Kinh nói rằng họ có thảm quyền trên “vùng biển lân cận”, giớichức Trung Quốc chưa bao giờ nói một cách rõ ràng vùng đảo nào họ cho là thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã chọn để đắp thêm gần 3.000 mẫu đất trong khu vực, thậm chí xây một phi đạo ở vùng biển đang tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố mùa xuân năm ngoái,

“Chúng ta đều biết rằng biến một tảng đá dưới nước thành một sân bay đơn giản là không đủ khả năng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.”

Nhưng Bắc Kinh tiếp tục đóng khung tình hình hiện nay ở Biển Đông bằng chính các thuật ngữ đó, như là vấn đề chủ quyền, đặc biệt là khi nói chuyện với dân Trung Quốc. Ngôn ngữ sử dụng trong những bản tin của phương tiện truyền thông nhà nước không hoàn toàn phù hợp với những công bố của các cơ quan chính phủ. Thay vì đặt vấn đề về quyền hàng hải và an ninh, người dân Trung Quốc được cho biết tóm tắt về việc cách các thế lực ngoại bang đang thách thức sự thống trị của chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông.

Thật khó để phóng đại tầm quan trọng chiến lược của con đường hàng hải này. Biển Đông là một đường thương mại quan trọng đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở Đông Á và Đông Nam Á. Một phần ba trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới đi qua vùng biển này, trong đó có hơn một nửa số đội tàu buôn thế giới.

Được bảo đảm trên các tuyến đường thương mại trong vùng biển phía Nam Trung Quốc sẽ giúp thỏa mãn được nhu cầu năng lượng khổng lồ của Trung Quốc. Khoảng 80 phần trăm dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Không có gì phải ngạc nhiên khi Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền lớn nhất ở Biển Đông. Vùng Biển Đông được Trung Quốc xếp vào vùng thuộc sáng kiến “Nhất đái nhất lộ” (One Belt One Road, Obor), một trong những tư tưởng lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất để tạo một mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc là trung tâm để tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của họ tại vùng Âu Á. Chính thức, Obor là đường kết nối và hợp tác trong vùng Âu Á, nhưng vị trí đặt trong pháo, và hành động gần như ngăn chặn lực lượng cứu cấp một những tàu đánh cá bị nạn của Việt Nam đã gửi một thông điệp có nghĩa hoàn toàn khác.

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ chính thức hồi tháng chín của Tập Cận Bình, ông cam kết rằng Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo đã xây ở phía Nam Biển Đông. Vì vậy, xung đột vũ trang ở Biển Đông, vào lúc này, dường như khó xảy ra. Các xích mích địa chính trị đã thể hiện ở mức độ thấp, bằng những thách thức vô hại, như ngư thuyền Việt phớt lờ lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc quân sự hoá vẫn tiếp tục, một phần là do sự nghênh ngang của của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, bốn trong số đó hiện đang hoạt động.

Không có gì lạ việc Hà Nội đang thắt chặt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.

Hôm thứ ba, khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và đến gần một trong những đảo san hô mà Trung Quốc vừa khuếch đại (Đá Vành Khăn), Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức gọi nó là một hành động bất hợp pháp, và Bộ của Bộ Quốc phòng TQ cho biết sự quá cảnh của chiến hạm Mỹ “đe dọa tính mạng của nhân viên trên rạn san hô,” “có hại đến hòa bình và ổn định của khu vực,” và là một “mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc.”

Ít nhất một viên chức Mỹ gọi chuyên đi của Khu trục hạm Lassen là chuyện “thường ngày” của và “phù hợp với luật pháp quốc tế.” Vao lúc này, không có dấu hiệu cho thấy liệu một sự “quá cảnh” như của tàu Lassen sẽ tái diễn.

Chân trời vùng biển Mỹ Khê (“China Beach”) tiếp tục tối xầm lại.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Beijing Closes In on Vietnam’s ‘China Beach’.
By Brendon Hong, The Daily Beats, 10.29.15.

4 Comments on “Áp lực mềm của Bắc Kinh ở bãi biển Mỹ Khê

  1. Phán rằng: “Khi chiến hạm Mỹ thách đố bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông thì Việt Nam gần
    với Mỹ hơn bao giờ hết.”

    Giỡn hoài mấy cha! Đỗ Mậu, muốn “gần” muốn “xa” muốn… “đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng” hồi
    nào cũng được – bởi bi chừ tụi tao chưa …hưng phấn, hả??

    Này, dân…Đại Ngốc “Đại Ngu – CHXHCNVN-VẸM” ,

    Lộ trình hàng hải – buôn bán giao thương của USA around the world – tự lúc nào, thời nào (coi mòi) CŨNG
    quan trọng hơn cha con Việt cộng/Chệt cộng giành giựt miếng ăn bằng cách “đấu thầu” biển đảo!

    Rõ ngốc!

    • VC chỉ là bè lũ bán nước, bán đảo từ thời Phạm văn Đồng tới Phùng quang Thanh… có tên nào tự chủ được đâu. Chỉ có cái miệng la là giỏi, nhưng với anh ba Tập thì VC cũng chẳng dám la luôn.

  2. Trích: “Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ chính thức hồi tháng chín của Tập Cận Bình, ông cam kết rằng Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo đã xây ở phía Nam Biển Đông. Vì vậy, xung đột vũ trang ở Biển Đông, vào lúc này, dường như khó xảy ra.”

    Sau chuyến đi thăm Mỹ của Tập Cận Bình, tổng thống Obama có dịp gặp riêng với Tập Cận Bình rồi sau cuộc gặp gỡ đó, ông Obama đó ra lệnh cho tàu Mỹ đi vào gần đảo nhân tạo của Trung Quốc. Sự cam kết của Tập Cận Bình không có giá trị gì cả và không nên được dùng để đánh giá tình hình tại Biển Đông.

    Trung Quốc sẽ không dừng kế hoạch xây dựng căn cứ trên các đảo nhân tạo. Mỹ cũng sẽ không để cho Trung Quốc làm việc này.

    Việt Nam phải chấp nhận sự thiệt hại về kinh tế khi phản đối chính sách xâm lấn của Trung Quốc và tìm các hoạt động kinh tế khác không lệ thuộc vào Trung Quốc để bù vào.

  3. Trích: “Vao lúc này, không có dấu hiệu cho thấy liệu một sự “quá cảnh” như của tàu Lassen sẽ tái diễn.”

    Thật ra, Mỹ đã tuyên bố sẽ còn nhiều chuyến đi như chuyến đi của tàu USS Lassen.