Tăng học phí sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho ba trường đại học tiếng Anh ở Quebec

Allison Hanes | DCVOnline

Việc tăng học phí cho đồng bào Canada tại các trường đại học nói tiếng Anh ở Quebec là một đòn chia rẽ  ta-và-họ mới nhằm vào liên hệ gắn bó của đất nước này.

Bộ trưởng Giáo dục Đại học của chính phủ Québec Pascale Déry công bố kế hoạch tăng học phí cho sinh viên ngoài tỉnh bang đến học tại các trường đại học tiếng Anh vào ngày 13 tháng 10 năm 2023. Ảnh: John Mahoney/Montreal Gazette

Tuần trước, chính phủ của Thủ tướng François Legault đã giáng một đòn mạnh vào ba trường đại học Anh ở Quebec bằng cách tăng gấp đôi học phí đối với sinh viên ngoài tỉnh chắc chắn sẽ là một thảm họa đối với việc tuyển chọn sinh viên của họ.

Nhưng chính sách trừng phạt đã công bố như một phần của “cuộc tấn công” mới nhằm củng cố tiếng Pháp sẽ gây thiệt hại nhiều hơn việc tuyển chọn sinh viên tại ba đại học.

Đại học McGill, Concordia và Bishop từ lâu đã thu hút được một phần đáng kể sinh viên của họ  từ những tỉnh bang khác của Canada, một phần của truyền thống tốt đẹp về trao đổi giáo dục, hợp tác và cơ hội  đã thúc đẩy sự xuất sắc trong học thuật. Đó là một sự sắp xếp cũng có đi có lại.

Khi những người trẻ tuổi đang muốn dang rộng đôi cánh và mở rộng tầm nhìn của mình, một số sinh viên không chỉ tìm cách rời nhà để lấy bằng đại học hoặc cao học mà còn chuyển đến nơi khác trên đất nước. Nhiều người từ ngoài Quebec bị thu hút đến Montreal sôi động, thú vị, năng động, một trong những thành phố tốt nhất trên thế giới để sống đời sinh viên. Và một số người Quebec lại đi theo hướng ngược lại.

Như vậy có chuyện gì sai hay không? Mục 6 của Hiến pháp Canada xác định “quyền di chuyển” của mọi người khiến việc này trở nên khả thi — thậm chí là mong muốn — hứa rằng mọi công dân và dân thường trú  đều có “quyền di chuyển và cư trú ở bất kỳ tỉnh bang nào và theo đuổi sinh kế ở bất kỳ tỉnh bang nào.

Đó là lý do tại sao không có trạm kiểm soát biên giới ở chỗ Quốc lộ 20 trở thành 401, người Quebec bị thương khi trượt tuyết tại Whistler  có quyền được chăm sóc tại bệnh viện ở B.C. và người dân Montréal có thể kiếm được việc làm ở Toronto mà không cần giấy phép làm việc.

Đó là một phần của việc trở thành người Canada. Và Canada, mặc dù có nhiều sự phân chia theo khu vực, nhưng Canada vẫn là một quốc gia. Ồ vâng, và Quebec vẫn là một phần của Canada.

Nhưng chính phủ Legault, đang cố hết sức để củng cố vị thế theo đường lối cứng rắn sau thất bại trong cuộc bầu cử bổ túc trước Đảng Parti Québécois, hiện đang nhắm đến quyền tự do đi lại, cảm giác phiêu lưu và tình cảm là dân của một đất nước rộng lớn hơn.

Chính phủ Legault miêu tả tất cả những người nói tiếng Anh không phải người Quebec này chuyển đến Montreal (hoặc Lennoxville) như những kẻ ăn nhờ, xâm phạm quyền lợi người khác, chịu trách nhiệm cho sự suy giảm của tiếng Pháp. Ồ, chắc họ cũng chính là người khiến Bộ trưởng Ngôn ngữ Pháp Jean-François Roberge chảy máu tai khi chào khách hàng bằng câu “Bonjour/Hi!” tại các quán cà phê Starbucks ở trung tâm thành phố. Đúng là  thần kinh.

Bộ trưởng Giáo dục Đại học Pascale Déry phàn nàn rằng nhiều sinh viên đến Quebec để học rồi rồi đi và do đó tỉnh bang đang đưa ra “lựa chọn” không trợ cấp giáo dục cho họ nữa. Bà nhấn mạnh rằng sinh viên ngoài tỉnh vẫn được chào đón — miễn là họ trả thêm 17.000 đô la thay vì 9.000 đô la để phản ảnh chi phí thực sự cho bằng cấp của họ. Bằng cách đó, số tiền mới thu được có thể được chuyển trở đến các trường đại học nói tiếng Pháp đang thiếu vốn.

Sân khấu đã dàn dựng để  Déry  đưa ra thông báo nghe có vẻ như là một quyết định kinh tế hoàn toàn hợp lý. Việc nhấn mạnh rằng 80% người nói tiếng Pháp theo học tại trường đại học ở Quebec để biện minh cho việc bắt nạt những người được cho là những kẻ bên ngoài này chắc chắn sẽ đánh lừa nhiều người nói tiếng Pháp nghĩ rằng điều này có lý.

Nhưng đó chỉ là sự chiều theo chủ nghĩa dân túy đặt ra kế để khơi dậy sự phẫn nộ. Nó bỏ qua thực tế là Quebec cũng có học phí thấp nhất cả nước cho cư dân của mình, dù họ là người nói tiếng Pháp hay người nói tiếng Anh. Vì vậy, có một động cơ tài chính để sinh viên học ở tỉnh nhà không hiện hữu đối với sinh viên ởnhững tỉnh bang khác.

Mức học phí 9.000 CAD mà những trường đại học Quebec hiện đang thu đối với sinh viên ngoài tỉnh gần như  bằng với mức học phí họ phải trả ở bất kỳ nơi nào khác trên đất nước. Vì vậy, ngay cả khi tỷ lệ chênh lệch gây tranh cãi khi được đưa ra cách đây 25 năm, thì chúng cũng không có ảnh hưởng nghiêm trọng như việc tăng gần gấp đôi học phí hiện nay.

Ngoài ra, nếu Déry nghiêm túc trong việc muốn giữ chân những sinh viên này trong bối cảnh thiếu công nhân, bà ấy sẽ làm việc với những trường đại học nói tiếng Anh về kế hoạch Pháp ngữ hóa (khái quát hóa việc sử dụng tiếng Pháp trong giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói trong các doanh nghiệp định cư ở Quebec hoặc hoạt động tại tỉnh đó) để những sinh viên tốt nghiệp đã theo học tại đay ở lại lâu dài. McGill đang chuẩn bị công bố một chiến lược như vậy thì chính phủ Quebec đã chặt đứt cầu liên hệ với các trường đại học nói tiếng Anh.

Thay vào đó, kế hoạch tăng học phí một cách thiển cận và phân biệt đối xử này sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng chảy máu chất xám mới và gây khó khăn cho các trường đại học nói tiếng Anh, vốn đang bị chỉ trích một cách bất công. Nó không chỉ gây ảnh hưởng ngược mà còn có thể vi hiến không phải vì chính phủ Quebec này xem trọng Hiến pháp Canada).

Đây là sự tiếp nối của trò chơi đường dài của Legault nhằm làm suy yếu những thể chế của cộng đồng người nói tiếng Anh, biến những người Quebec nói tiếng Anh thành công dân hạng hai và hạn chế quyền của người thiểu số nhiều hơn nữa.

Đây cũng là một ví dụ khác về nỗ lực rất thành công của Legault nhằm tạo khoảng cách giữa Quebec với phần còn lại của Canada. Ông ấy là bậc thầy trong việc nuôi dưỡng  bất bình để thuyết phục mọi người Người Quebec đang bị “tấn công” khi đối phó với những lời chỉ trích dù là nhỏ nhất, có thể là từ chính phủ liên bang, những người đồng hương Canada hoặc những cá nhân cụ thể.

Nếu có một nhóm ở đất nước này có thể hiểu sâu hơn về lịch sử, sự khác biệt và nhạy cảm của Quebec, thì đó chính là tất cả sinh viên Canada đã theo học tại những trường đại học ở đây. Họ giúp phá bỏ ‘Hai nỗi cô đơn’ —  sự thiếu giao tiếp và thiếu ý chí giao tiếp giữa người nói tiếng Anh ở Canada và cả Quebec với người Quebec nói tiếng Pháp ở Quebec.

Đẩy họ ra ngoài là bước tiếp theo trong nỗ lực ngày càng tăng của Legault hướng tới sự độc lập lớn hơn cho Quebec. Bằng cách dựng lên những rào cản tài chính giả tạo, ông ta đang phá hoại sự có đi có lại. Người Quebec càng ít tiếp xúc với những người Canada khác (và ngược lại), thì mối liênn hệ, sự hiểu biết và tình cảm gắn bó sẽ càng  ít hơn đi —  và nền chính trị căn cước phân cực và chia rẽ của Legault chắc chắn sẽ gây được tiếng vang lớn hơn.

Việc tăng học phí cho những đòng bào Canada  tại các trường đại học nói tiếng Anh ở Quebec là một đòn chia rẽ  ta-và-họ mới nhằm vào liên hệ gắn bó của đất nước này.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:   Allison Hanes: Tuition hike will harm more than Quebec’s English universities | Montreal Gazette | Allison Hanes | October 17, 2023