Đại Học | Số 6 năm thứ V

Viện Đại học Huế

#6Trước đây năm năm, sau khi thành lập Viện Đại Học Huế, chúng tôi đã quyết định cho ra tờ Tạp Chí Đại Học. Người ta có thể cho rằng đặt cho tạp chí cái tên ấy tức là đề cao nó quá mức. Thực ra cái tên ấy là một chương trình, cũng như hiến pháp dân chủ là một chương trình của nhiều xã hội chứ chưa chắc là thực trạng chính trị của những xã hội ấy. (L.m. Cao Văn Luận, “Hướng Đi”, TCĐH, Số 6, tháng 12, 1962, trang 809)

dhso1

1 Comment on “Đại Học | Số 6 năm thứ V

  1. LÝ LUẬN SUÔNG VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỂN

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) năm thứ V, số 6 tháng 12/1962 có bài viết của tác giả Lý Chánh Trung “Ý thức đạo đức và bạo động trong lịch sử”. Tác giả về sau là người khuynh tả nổi tiếng và đây cũng là bài viết ngày nay đáng nên đọc lại.

    Trong bài viết này GS Trung khi đó phân tích khá sâu và cụ thể về học thuyết Mác, đặc biệt các tính cách có liên quan đến đạo đức cũng như đến bạo lực mà Mác chủ trương. Giáo sư Trung nói rất đúng, Mác không hề quan tâm tới ý nghĩa đạo đức thông thường, ông ta chỉ quan tâm tới cái gọi là quy luật khách quan của lịch sử. Vậy ý nghĩa tính quy luật khách quan đó cũng như ý nghĩa của bạo lực như thế nào trong quan điểm của Mác là điều ở đây thử phân tích đến.

    Nhưng trước hết chúng ta sẽ nói đến thế nào là lý luận suông và thế nào là lý luận thực tiển. Lý luận suông là lý luận thuần túy không cần đến thực tiển, còn lý luận thực tiển thì hoàn toàn ngược lại, là lý luận phải dựa vào thực tiển mới có ý nghĩa và giá trị quyết định. Chẳng hạn, lý luận trong toán học, đó cũng là kiểu lý luận suông, vì nó trừu tượng đi hết mọi dữ kiện cụ thể trong thực tế. Cái đúng hay chính xác trong toán học, đó là cái đúng về mặt lô-gích thuần túy, không cần mặt cụ thể. Giá trị của toán học như vậy chỉ về mặt nguyên tắc, áp dụng được cho mọi sự vật, không riêng cho sự vật nào cả.

    Mặt khác, lý luận lô-gích hình thức cũng thế, như kiểu tam đoạn luận điển hình mà ai cũng biết. Ví dụ : Mọi người đều chết, ông A là người, ông A phải chết. Lý luận cách đó không mang lại cái gì mới. Vì kết luận đã hàm chứa sẳn trong tiền đề rồi. Cũng như cách nói : Loài chim đều biết bay, chim cánh cụt cũng loài chim, vậy nó biết bay. Kết luận này là sai, vì tiền đề không hề chặt chẽ. Bởi không cứ loài chim là biết bay. Điều đó cho thấy lý luận hình thức nếu không phù hợp thực tiển, chưa chắc đã đúng. Nó cũng giống trường hợp, một người trên đường đi, nếu gặp viên đá lớn hay cái cây lớn, không cứ phải bước ngang qua chúng hay dẹp bỏ chúng, nhưng người ấy vẫn có thể đơn giản đi tránh sang một bên cũng được.

    Trở lại trường hợp học thuyết Mác. Ông ta lý luận sự bóc lột của chủ tư bản đối với thợ thuyền công nhân là do quyền tư hữu. Do vậy để xóa bóc lột thì phải xóa quyền tư hữu. Có nghĩa xã hội từ xưa đến nay luôn có quyền tư hữu, nên luôn có đấu tranh giai cấp, vậy để xóa đấu tranh giai cấp thì phải xóa giai cấp. Nên nếu xã hội ai cũng vô sản hết thì lấy gì có giai cấp. Do vậy Mác cho xã hội vô sản trong tương lai, tức xã hội cộng sản, cũng không còn giai cấp. Mác cho đó là cộng sản khoa học. Mác nói để làm cuộc cách mạng nhằm đi đến đó, không thể để giai cấp tư sản tự do được, mà giai cấp vô sản phải áp dụng biện pháp chuyên chế độc đoán gọi là chuyên chính vô sản, có như vậy mới có thể thành công, đó là cái Mác cho là thời kỳ quá độ để đi đến xã hội cộng sản xóa bỏ mọi giai cấp. Mác còn khẳng định, theo quy luật biện chứng thì xã hội cộng sản nguyên thủy là tiền đề, xã hội tư sản và tư bản là phản đề, thì hợp đề sau cùng phải là xã hội cộng sản khoa học. Lý luận như thế Mác cho là quy luật lịch sử tất yếu khach quan, nên người vô sản chỉ cần làm đúng quy luật đó, tức phải thực hành bạo lực và chuyên chính, đó là đạo đức cộng sản duy nhất, còn mọi thứ đạo đức xưa cũ đều chỉ là đạo đức tư sản không thể làm nền tảng được mà phải dẫm qua nó hay bỏ nó đi.

    Rõ ràng học thuyết của Mác có quá nhiều ngụy biện trong bản thân nó mà ít người thấy ra được, nhất là những người hiểu biết hạn chế thì dễ bị hấp dẫn và thuyết phục. Như người chủ xí nghiệp tự bỏ vốn ra xây dựng nhà máy, thuê mướn công nhân, lợi nhuận không lẽ mang chia hết cho công nhân. Vả lẽ phải còn để phần tái đầu tư mở rộng phát triển mới có thể tồn tại và cạnh tranh được. Cho dầu người công nhân có ở vào vị trí đó cũng không thể làm khác đi được. Đó là chưa nói chức năng sản xuất của họ là tạo ra hàng hóa chung cho xã hội, lợi nhuận của họ là do xã hội mang lại, không phải chỉ thuần túy là mồ hôi nước mắt của công nhân tạo ra cho họ. Vả sự góp công của họ còn là kỹ năng điều khiển nhà máy, còn là chất xám trong tính toán kinh tế mà không phải người công nhân nào cũng làm được. Như thế kiểu Mác tính toán về giá trị thặng dư theo cách toán học rồi kết luận chung là bóc lột, tức chỉ nhìn một khía cạnh đặc thù nào đó, không nhìn tới sự nguy hiểm phá sản của xí nghiệp vẫn luôn là mối lo ngại của chủ xí nghiệp. Vả chăng việc làm công ăn lương của công nhân là sự nguyện theo giá cả thị trường không ai cưỡng chế cả. Gạt bằng tất cả mọi yếu tố đó để kết luận giai cấp tư sản là bóc lột, tạo ra giai cấp đấu tranh vì quyền tư hữu trong xã hội, để kết luận phải loại bỏ quyền tư hữu, Mác lại phớt lờ cả ý nghĩa tư hữu như quy luật nền tảng bảo vệ sự tồn tại mang tính thiết yếu cần thiết của xã hội con người.

    Tức Mác chỉ nhằm lý luận đơn giản một chiều mà quên đi hết mọi quy luật kinh tế xã hội khách quan mà Mác không hề biết tới hay không hề nghĩ tới. Đó cũng coi được là cách lý luận suông hoàn toàn phi thực tế của Mác. Ông ta không thấy ý niệm giai cấp chỉ là ý niệm cấu trúc mang tính cách thực tế và luôn chuyển biến của xã hội. Mơ một xã hội không còn giai cấp chỉ là mơ hão, vì như vậy cũng có nghĩa một xã hội không còn cấu trúc khách quan nào đó thì còn làm thế nào mà tồn tại và phát triển được. Mác chỉ nhìn ra một khía cạnh đặc thù nào đó mà quên đi hết mọi quy luật phổ biến khác nhau, đó chính là tính cách nông cạn, hời hợt, nếu không nói là phi thực tế, phi khoa học của Mác. Nên Mác chủ trương đấu tranh giai cấp cùng xây dựng xã hội cộng sản chẳng phải vì đạo đức hay nhân văn nào hết như một số người thường lầm tưởng. Trái lại Mác chỉ theo niềm tin đối với cái mà ông ta cho là quy luật khách quan cần phải phù hợp theo đó. Có ngĩa Mác chỉ là nhà lý luận suông nhưng cho đó là chân lý và nhằm đeo đuổi chân lý suống đó như kiểu máy móc, kiểu con người máy mà không vì ý nghĩa nhân văn hay đạo đức (mà Mác đả kích là đạo đức tư sản) gì cả, đó chính là bé cái lầm của nhiều người đi theo Mác.

    Đó là chưa nói cái xương sống cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Mác là quan điêm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Thế nhưng điều đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm biện chứng luận của Hegel mà Mác lấy lại. Thật sự đây cũng chỉ là quan niệm mù mờ, huyền hoặc của Hegel, chẳng có lấy chút dữ kiện khoa học cụ thể nào chứng minh nó là khách quan hay chính xác cả. Chỉ có ở Hegel nố là quan điểm thuần túy tư biện duy tâm, còn chuyển sang Mác nó trở thành quan điểm tư biện thuần túy duy vật thế thôi. Nhưng nếu trên quan điểm duy tâm ít ra còn thuyết phục được, còn nếu chỉ thuần túy duy vật thì hoàn toàn phi lý và nghịch lý, vì vật chất thuần túy thì chỉ có thể vận động theo kiểu vật lý, làm gì có kiểu vận động dựa trên mục đích hay ý nghĩa của sự sống, xã hội và lịch sử được. Sự nông cạn, tầm phào về mặt triết học của Mác chính là ở chỗ ấy. Nói khác lý luận của Mác chỉ là kiểu lý luận cương đại, lý luận cả vú lấp miệng em, lý luận kiểu chủ quan độc tài thậm chí là cưỡng chế và ngu dốt mà chỉ những người không có đầu óc lô-gích khoa học mới dễ dàng bị thuyết phục được. Đã vậy Mác còn chủ trương quan điểm độc tài, chính điều đó càng cho thấy tính chất phản chân lý, phản nhân văn tột cùng mà trong mọi học thuyết từ cổ chí kim của thế giới chưa từng ai chủ trương kiểu như Mác cả.

    Nên lý luận về xã hội cộng sản lại càng là lý luận huyễn hoặc hoàn toàn phi thực tiển của Mác. Mác không chịu thấy rằng xã hội bao giờ cũng hợp thành bởi những cá nhân cụ thể. Mà mọi cá nhân đều có thân xác, có ý thức, có nhận thức, tức có tinh thần, có ý chí độc lập riêng. Có nghĩa mỗi đơn vị cá nhân đó không hề bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh bên trong cũng như bên ngoài của nó. Một tập hợp toàn những biến số như vậy thì làm sao mà thuần nhất thường xuyên được. Vả chăng yếu tố tự nhiên bên ngoài tác động vào xã hội trong lịch sử của nó đều có thể bất ngờ không lường trước hết được. Vậy mà Mác cho một xã hội cộng sản không giai cấp là lý tưởng bất biến tuyệt đối thì chỉ sự ngu ngốc hay gian dối. Rồi chuyện làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu cũng vậy. Con người không ai tự nguyện tuyệt đối vô điều kiện hoặc do vì bị bó buộc ca, hơn thế nhu cầu là vô hạn, dân số không phải bất biến. Thế thì kết hợp ba yếu tố thường biến đó với nhau để tạo nên một tổng thể bất biến lý tưởng, chỉ có kẻ ngu tột cùng hay không hiểu biết gì toán học trong thực tiển mới suy nghĩ và tin càn kiểu đó. Nhưng thực chất cơ sở niềm tin đó của Mác thực ra là toàn dựa vào quan điểm biện chứng luận về lịch sử của Hegel. Song Hegel duy tâm điều đó còn khả tin chút nào được. Trong khi đó Mác hoàn toàn duy vật, nên cái gọi là biện chứng duy vật chính là cái ngu tột cùng của Mác. Chúng ta thử lấy một ví dụ. Cái cây có sự sống chẳng hạn, nó lớn mãi lên, có thể cho được là nó tự “phủ định” liên tiếp về nó. Nhưng sự sống là cái gì trừu tượng, nó không phải chỉ là sinh lý học thuần túy của cái cây. Vậy nhưng khi cái cây chết đi, dần trở thành gỗ mục, thế thì đó cũng là tiến trình “biện chứng” tự phủ nhận nó liên tiếp sao ? Cả hai chiều đều như nhau, thế thì chiều nào là chân lý ? Quả thật cái ngu tột cùng của Mác khi vận dụng một cách phi lô-gích biện chứng luận duy tâm của Hegel vào cho biện chứng luận duy vật của ông ta là thế.

    Cho nên trời đất sinh mọi vật cá thể đều có tự do, con người cũng vậy. Mọi vật kết nhau là do hoàn cảnh, do tình thế hay do ý muốn, ý chí tự nó. Ngay cả loài cây cỏ cũng không thể đem buộc chặt chúng với nhau huống là con người. Thế nên xã hội với cơ chế tự do mới là xã hội lý tưởng nhất. Nó phải như không khí tự do, dòng nước chảy tự do, như vậy mới có thể có sự sống và phát triển. Nên kinh tế tư bản chủ nghĩa chỉ là sự phát triển khách quan lịch sử của xã hội con người khi kết hợp yếu tố khoa học kỹ thuật và yếu tố tài chanh tiền tệ hay gọi chung là tư bản. Nếu nó có những nhược điểm, những khuyết điểm nào đó thì con người và xã hội với lý trí đều có thể bổ khuyết, nâng cấp nó lên thêm được qua sự phá triển của thời gian. Trong cơ chế linh hoạt đó, mọi sự nổ lực lao động đều được tiết kiệm, mọi hiệu quả đầu ra sản phẩm đều hữu lý, có chế thị trường tiêu thụ sản phẩm và tái tạo vòng quay đều cũng được hữu lý. Nói chung đầu vào và đầu ra của bất kỳ phân khúc nào của xã hội cũng có thể làm cho toàn xã hội đều trở nên hữu lý và hiệu quả cả. Trong khi đó Mác không hiểu biết về kinh tế học thực tiển, chỉ triết lý hóa kinh tế học theo kiểu mù mờ biện chứng luận lầm lẫn, đó là những mớ lý luận quái dị của Mác trong bộ Tư bản luận do ông ta viết ra đã từng được xem như kinh thánh của những người cộng sản trước đây.

    Như thế Mác cũng thấy rằng nếu để tự do thì không bao giờ có thể vào khuôn cứng nhắc được. Bởi thế Mác mới đề ra ý nghĩa chuyên chính. Nên ý nghĩa chuyên chính luôn đi theo với lý thuyết Mác, là yếu tố quyết định cho lý thuyết Mác, không có nó lý thuyết cộng sản cũng không thể có. Chính vì thế Mác phải nghĩ ra đảng tiên phong của giai cấp công nhân vô sản. Mác cho rằng giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong cách mạng nên phải có đảng tiên phong của nó để dẫn đầu cách mạng. Nhưng nói như thế mà Mác không thấy vô lý vì ông ta cố tình ngụy biện hay chỉ do mê tín. Bởi vì nếu tri thức khoa học tiên phong trong thời đại thì chỉ có tầng lớp khoa học, trí thức trong xã hội mới tiên phong, hay kỹ sư trong nhà máy mới tiên phong. Công nhân chỉ là người lao động thừa hành, dù có tiếp xúc với máy móc, đó cũng chỉ là sự hiểu biết hạn chế và bề ngoài, thế mà bảo tiên phong thì quả thật thổi phồng vì mê tín. Hơn thế đảng của nó, có gì bảo đảm đó toàn là những người tiên phong của xã hội, tại sao không thấy ngay từ đầu nó vẫn có thể có những kẻ cơ hội, lợi dụng, kể cả qua thời gian nó có còn giữ được nguyên trạng mãi không. Nên lý luận của Mác nói chung lại đều phần lớn chỉ là lý luận suông, phi thực tiển và nhiều khi phản thực tiển, thế thì khoa học nỗi gì nếu không nói đó tràn đầy những điều mê tín vì tin nhảm.

    Ngay khái niệm cách mạng cũng thế. Cách mạng là tình huống giải quyết nhất thời cần thiết nào đó của xã hội khi đi vào bế tắt để có thể quay lại được trạng thái phát triển bình thường. Đằng này Mác muốn làm một cuộc cách mạng tận gốc, toàn diện và tuyệt đối bao quát, mà chỉ dựa trên cơ sở lý luận mông lung, mù quáng, mê tín, chủ quan, độc đoán, sự đúng đắn của Mác như vậy có thể tin cậy được không chính là điều đáng nói nhất. Một cuộc thử nghiệm xương máu như vậy bằng chủ trương độc tài, nếu nó không có cơ sở khách quan khoa học chân xác, sẽ mang lại cho nhân loại biết bao đau xót, thiệt hại và hoang phí không sao lấy lại được, cho thấy mọi sự hời hợt của Mác cũng chính là sự tội lỗi và tội ác của Mác gây ra trong thực tế xã hội nếu nói được như vậy. Ngay như tính bạo lực trong loài vật, đó là do bản năng sinh tồn sống còn của nó. Và nó cũng chỉ giải quyết nhất thời điều đó khi cần thức ăn, và quy trình đó cũng chỉ lặp lại y hệt như vậy. Nhưng bạo động nơi con người chỉ vì những ý tưởng mơ hồ nào đó thì thật phi lý và phi nhân hết sức. Đó cũng chỉ là kiểu không cho nước lưu chuyển tự do mà làm đông đá nó lại. Sự độc tài như vậy kết quả thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ phát triển của cá nhân và xã hội khiến cá nhân và xã hội đều trì trệ, và đó cũng chính là nguyên do chủ yếu cuối cùng làm khối Liên Xô và các nước cộng sản cũ trước kia sụp đổ và tan rã mà không phải gì khác.

    Nên Mác cũng chỉ là một cá nhân như mọi người trong xã hội, nhưng lại đưa ra một học thuyết đầy chủ quan tính, đầy ảo tưởng tầm vơ rồi dùng chuyên chính và bạo lực để buôc toàn xã hội phải quy theo trái quy luật và ý nghĩa khách quan để cuối cùng phải thất bại và bị xóa bỏ, đó thật là sự phi lý tột cùng và sự phá hại tột cùng mà Mác đã gây ra cho lịch sử xã hội trong quá khứ mà mọi người đều biết. Mác chỉ là ân nhân ảo tưởng nhưng lại là nhân tố tác hại thực tế đối với xã hội chính là điều mà ít ai ngờ tới, những người cộng sản đi theo Mác và những người từng khuynh tả một thời trước đây có khắp nơi trên thế giới là như thế. Bởi bản chất mỗi cá thể đều hướng tới tự do, đo là nguyên tắc và quy luật khách quan. Trong sự tự do đó mà kết hợp hài hòa được với nhau, đó mới là ý nghĩa của xã hội và lịch sử, ý nghĩa và giá trị của tự do dân chủ tự nhiên chính là yêu cầu như thế, nghệ thuật sống nói chung cộng đồng hay cá thể cùng là như thế. Tất cả đều không phải hi sinh gì cả mà chỉ kết hợp với nhau qua sự nhận thức chân lý và đạo đức xã hội cũng như đạo đức bản thân. Vậy mà Mác hiểu lầm về quy luật lịch sử, cho chuyên chính độc tài mới là yếu tố tạo nên lịch sử phát triển. Kết quả mọi cá nhân và xã hội đều chỉ trở nên èo uột, kém phát triển hay bị trì trệ về một phương diện trong thực chất. Vậy nhưng yếu tố tổ chức, yếu tố cưỡng chế, yếu tố bạo lực, yêu tố tuyên truyền giả tạo, đó đều là nhưng chất keo do học thuyết chủ nghĩa Mác mang lại đã buộc chùm chùm cả xã hội loài người với nhau theo từng mảng đến non cả thế kỷ. Để cuối cùng không còn chịu nỗi, Nghị Viện Châu Âu cách đây mấy năm đã phải tuyên cáo chủ nghĩa học thuyết Mác chỉ như miếng giẻ rách và cần loại bỏ. Đó là sự thật khách quan mà không phải ai cũng biết.

    Nói cách cụ thể, bạo lực giữa người và người trong xã hội mà học thuyết Mác mang lại đó không ngoài là nguyên tắc đấu tranh giai cấp. Đó là cái cốt lõi mà nhiều người cho rằng cần rút ra khỏi học thuyết Mác, cũng như cho rằng vào cuối đời Mác đã tự rút lại điều đó trong học thuyết của mình. Nhưng khổ nỗi đó là cái xương sống, là bản thân của học thuyết Mác thì làm gì mà rút bỏ đi hay rút bỏ đi được nữa. Sự bé cái lầm ngay từ đầu lại được cho là ý nghĩa bách chiến bách thắng, chân lý tuyệt đối duy nhất đúng về sau thì còn làm gì có thuốc chữa. Thế cho nên nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc tuyên truyền đó chính là hai hạt nhân “thiên tài” của Lênin kết chung về sau với lý thuyết đấu tranh giai cấp là “thiên tài” của Mác, đã tạo nên đỉnh cao của trí tuệ loài người mà có người từng nói chính là như thế.

    Thực chất lý thuyết độc tài chuyên chính và tổ chức toàn diện xã hội đã mang lại cho con người điều gì cũng là điều cần nên phân tích. Nó chỉ mang lại sự giả tạo, giả dối cho toàn bộ đời sống xã hội trong vòng kiếm chế cương tỏa của nó mà không gì khác. Tất cả đều nói cùng ngôn ngữ, suy nghĩ cùng tư tưởng, hành động cùng cung cách, tin tưởng cùng một chiều, tôn vinh cùng lãnh tụ và lãnh đạo, tất cả đều cam chịu và đóng kịch, không ngoại trừ ai cả, mọi người đều phải thế. Đó mới là kiểu xã hội và cá nhân vong thân toàn diện, là điều mà ngay từ đầu Mác từng lên án trong chế độ tư sản, tư bản. Từ đó sự sợ hãi, sự đóng kịch, sự cam phận đều luôn trở thành nguyên tắc sống chung nhất trong mọi xã hội mác xít. Xã hội bị vong thân toàn diện, cá nhân con người bị vong thân toàn diện, tức là đánh mất bản thân mình mà trở thành người khác xa lạ với bản chất tự nhiên khách quan của mình. Phải chăng đây là tác hại tột cùng, tội lỗi và tội ác tột cùng mà chính Mác đã mang lại cho xã hội con người trong suốt gần cả thế kỷ. Một xã hội giả tạo như vậy thì còn làm sao phát triển thực chất về mọi mặt nếu không phải chỉ là mọi sự hào nhoáng của duy thứ ngôn ngữ giả tạo, thậm chí giả dối để thay vào đó. Cho nên cái hại của kiểu lý luận suông của Mác là như thế. Lý luận suông thì bất chất thực tiển, bởi vì tự mệnh danh đó là thực tiển, một thức thực tiển giả ảo để thay cho thực tiển thật khách quan trong chính đời sống. Do đó ý niệm Praxis ban đầu của Mác xiển dương chỉ là thứ ý niệm ngụy trá, vì được hiểu theo cách bóp méo, xuyên tạc mà không phải được hiểu theo cách ngay thật. Chính họ Mao về sau cũng hay dùng ý niệm “thực tiển” (Praxis) kiểu này để che đậy, bao biếm cho các ý đồ thật sự của mình. Có nghĩa lời nói nếu không đi đôi với thực chất, không đi đôi với thực lòng, thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nói khác đi, mọi cái sai trong xã hội mác xít thực tế là do từ cái sai về nhận thức và về ý chí ban đầu của bản thân Mác, nó xuyên suốt cả qua Lênin, Mao Trạch Đông và mãi về sau mà không phải do sự đột biến hay do sự sai trái nhất thời hoặc riêng lẻ nào của nó hết.

    Như vậy kết luận lại mọi lý luận suông đều thật sự nguy hiểm, vì nó không có thực chất gì cả mà lại dễ dẫn con người tới mê tín, tin nhảm, mù quáng vì tách xa với thực tiển. Đó không phải kiểu lý luận thực chất, khách quan hay khoa học. Nhất là nếu khi nó trở thành lý luận để chống chế, bảo vệ cho thị hiếu của riêng mình thì quả thật ngang trái, như trường hợp của học thuyết Mác là như thế. Thị hiếu của Mác là thị hiếu cộng sản, nó như là một thức tâm lý đặc thù cá nhân, không khách quan tự nhiên mà trở thành bệnh tật, ảo tưởng, chủ quan, để rồi dùng ngụy biện, ép uổng, cưỡng chế, độc tài nhằm gom cả xã hội và lịch sử vào đó một cách giả tạo trái nguyên tắc mọi mặt thì thật phi lý và kỳ quái hết sức. Trong khi đó lý luận thực chất luôn phải dựa vào khoa học khách quan mà không thể nào khác. Thực tiển đích thực phải như con trâu kéo theo cái cày lý thuyết mà không thể ngược lại. Nên thực tiển kiểu giả dối, kiểu ngụy biện chính là điều thông thường mà học thuyết chủ nghĩa Mác luôn áp dụng. Tức con trâu đẩy cái cày theo ý thức chủ quan của nó mà không phải con trâu kéo cái cày theo thực tiển khách quan đòi hỏi. Lý luận của Mác toàn là lý luận ngụy biện đều là ý nghĩa như thế. Kiểu lý luận gọt chân cho vừa giày mà không phải đóng giày theo chân là kiểu đó. Dùng thị hiếu “cộng sản” theo kiểu chủ quan, kết hợp với ý nghĩa “biện chứng” theo cách đo ni cưỡng bách và giả tạo, đó là ý nghĩa tột cùng của học thuyết chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên chỉ do tổ chức và tuyên truyền mà nó câu móc, hấp dẫn được số đông quần chúng xưa nay trên toàn thế giới thuộc tầng lớp bình dân ít hiều biết, kém lý luận, đó chính là tính bách chiến bách thắng vô địch muôn năm của nó.

    Bây giờ trở lại một điều cốt lõi khác mang tính cách chuyên sâu triết học thêm một chút để luận giải đích thực về học thuyết Mác. Chẳng hạn chúng ta biết mọi hiện tượng vật chất thông thường đều phả chịu tác động của luật cơ học. Nhưng sâu hơn một tí nó con chịu tác động bởi luật hóa học. Thế nhưng sự sống trong sinh học thì lại vượt qua hay vượt lên phần nào tất cả moị cái đó. Từ trước tới nay người ta chỉ xem xét sự sống theo dạng sinh học, theo mọi hiện tượng sinh học cụ thể bề ngoài, còn thực chất bản thân sự sống là gì thì chưa ai biết được. Tuy nhiên trong tự nhiên, sự sống luôn là cái hữu lý mang tính mục đích, trong khi đó mọi vật chất thuần chỉ mang tính hữu lý về mặt cơ học. Do đó Mác giải thích mọi sự trên thế gian chỉ là vật chất, trong khi vẫn chưa biết rõ hết mọi ý nghĩa toàn diện của vật chất là gì thì chẳng qua cũng chỉ là sự ức đoán, sự đoán mò, lấy đâu mà ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa triết học thật sự rốt ráo và tuyệt đối. Nên học thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Mác đúng ra chỉ là kiểu ngụy biện không tiền khoáng hậu, chẳng khác con ếch ngồi đáy giếng mà tưởng tượng ra khắp trời đất bao la vô cùng tận. Đã vậy lại mang ý thức và não trạng chuyên chính độc đoán, đó thật sự chẳng khác một kiểu bệnh tưởng kể cả một kiểu bệnh lý của Mác mà ngày nay mọi người còn chưa lý giải. Bởi con người cũng như mọi loài sinh vật khác đều chủ yếu sinh ra để sống, không phải để tổ chức xã hội của chúng theo cách tiền chế, chủ quan hoặc ảo tưởng không cần thiết nào đó cả. Bởi con vật nào cũng như con vật nào, cá nhân người nào cũng như người nào, có ai thánh thần gì mà bó buộc mọi người khác phải nghe theo mình để tổ chức một xã hội thành kiểu mình muốn. Chính sự khôi hài vô lý và hợm hĩnh đó của Mác là như thế. Nói khác tính độc tài chuyên chính trong quan điểm học thuyết Mác là hoàn toàn đi ngược lại và thủ tiêu mọi yêu cầu tự do dân chủ chính đáng khách quan của toàn xã hội và lịch sử thế giới loài người, đó thật là sai lầm, tội lỗi và thậm chí tội ác của Mác trong gần tròn thế kỷ mà nhiều người vẫn còn cố tính chưa muốn chịu thấy. Nên cái tai hại của mọi thứ lý luận suông chính là như thế, nó giống như lý luận của người say rượu, người nằm mơ ngủ, hoàn toàn không có chút nào thực tế cả. Bởi vậy lý luận học thuyết chủ nghĩa Mác cũng tương tự như thế, nó hoàn toàn phi thực tiển, trái thực tiển, phi khoa học, trái khoa học, nhưng lại tự mệnh danh là thực tiển, là khoa học để mê hoặc mọi người và cuối cùng là ngu dân, đó thật sự là lội lỗi muôn đời của Mác đối với cả toàn lịch sử nhân loại.

    ĐỈNH NGÀN
    (06/9/16)