Từ “giải pháp Bắc-Nam” 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966 (Kết)
Đào Văn
Một câu chuyện về “Marigold” 1968 – Theo tài liệu CIA giải mật cho biết, vào năm 1968 Tổng Thống Thiệu đề nghị với Hà Nội lập Chính Phủ Liên Hiệp với Việt Cộng.
Một câu chuyện về “Marigold” 1968 – Theo tài liệu CIA giải mật cho biết, vào năm 1968 Tổng Thống Thiệu đề nghị với Hà Nội lập Chính Phủ Liên Hiệp với Việt Cộng. Không hiểu vì sao sự việc này không thấy ghi lại trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của tác gỉa Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của ông Tổng Thống Thiệu?
Theo tài liệu của CIA ghi nhận sự viêc năm 1968 (September 5, 1968; được phép công bố Jan 1995; công bố tài liệu: May 3, 1997)
“Vietnamese government that they would stop the bombing altogether and take no offensive military action on the ground if Hanoi would agree to a coalition government in South Vietnam which included some Viet Cong representation.”
“Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn toàn chấm dứt ném bom và không có hành động tấn công quân sự nào trên mặt đất nếu hà nội đồng ý về một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam trong đó bao gồm một số Đại diện Việt Cộng.”
[DCVOnline: Tựa đề của tài liệu CIA (5 tháng 9, 1968) là
“(Bôi đen, Ai đó) nhận định về sự xuống thang quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Cộng và cho là Mỹ sẽ ngưng ném bom và ngưng tấn công quân sự nếu Hà Nội đồng ý với một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam có cả Việt Cộng”
“(Deleted) comments on deteriorating North Vietnamese-Chinese relations and claim that Americans will cease bombing and offensive military action if Hanoi agrees to a South Vietnamese coalition government which includes Viet Cong.”
Và đoạn số 2 của tài liệu nêu trên là
“2. (Deleted) The Americans have told the North Vietnamese government that they would stop the bombing altogether and take no military offensive action on the ground if Hanoi would agree to a coalition government in South Vietnam which included some Viet Cong representation. (Deleted)”
“2. (Bôi đen) Người Mỹ đã nói với chính phủ Bắc Việt là họ sẽ ngưng ném bom toàn diện và sẽ không tấn công quân sự trên mặt đất nếu Hà Nội tán thành một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam trong đó có thành phần đại diện Việt Cộng. (Bôi đen hơn 1 dòng).”
Tóm tắt: Tài liệu này đưa 2 tin; một là về sự xuống thang quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Cộng; hai là về tin cho rằng Mỹ nói với Bắc Việt là họ sẽ ngưng ném bom và tấn công nếu Hà Nội đồng ý với một chính phủ liên hiệp có Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam.
Tài liệu CIA này không hề đề cập đến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.]
Năm 1974, cũng có vụ gặp tay đôi giữa VNCH-VC, người viết không coi là “sự kiên Marigold” vì xảy ra vào thời điểm sau khi Hiệp định Da Beo 1973 đã ra đời, nhưng chuyện này lại được CIA “ngâm” một thời gian dài, và chỉ mới công bố ngày 24/8/2016 vừa qua.
Gía mà Mỹ không can thiệp vào “giải pháp Bắc-Nam 1963”, hay còn gọi là “giải pháp Ngô-Hồ” 1963, thì đâu cần “sự kiện Marigold” Paris 1973 . Nhưng vấn đề là đã có thỏa hiệp hòa bình rồi nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, để rồi Miền Nam bị miền Bắc tiến chiếm là thế nào?
Phải chăng Mỹ không ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự để khỏi bị ràng buộc với VNCH, để rồi Mỹ dễ dàng “bỏ rơi” VNCH cho nên mới bị TT Thiệu mắng cho là “… vô nhân đạo”?
Quan hệ giữa Mỹ và VNCH như thế nào? Mỹ coi VNCH là đồng minh, hay coi là bù nhìn như phát biểu của ông Ngô Đình Nhu trên truyền hình của pháp trước khi bị giết hại ngày 2/11/1963?
Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu phát biểu về vấn đề Phật tử và sinh viên biểu tình trên một đài truyền hình tiếng Pháp, YouTube[2] Ông Nhu nói
“L’affaire bouddhiste et l’affaire des étudiants ont été montés de toutes pièces et répercutées de facon orchestrées et puissantes pour intoxiquer pour l’opinion intérieur comme l’opinion international contre le gouvernement du sud vietnam parce que ce gouvernement combat le communisme et parce qu’il refuse d’être un gouvernement ‘puppet’.”
“Vấn đề Phật tử và vấn đề sinh viên [biểu tình chống đối] đã được xếp đặt từ đầu và đã dội lại nhịp nhàng và mạnh mẽ để đầu độc ý kiến trong nước cũng như dư luận quốc tế đối với chính phủ miền Nam Việt Nam vì chính phủ này chống cộng và vì nó không chấp nhận là một chính phủ bù nhìn.”
Ông Đỗ Mậu trong VNMLQHT, cho rằng “Chính tướng lãnh Việt Nam bật đèn xanh cho Mỹ”.
Nội dung tài liệu CIA báo cáo về nội tình chính phủ VNCH năm 1964[3]
e. (Blanked out) members of the High National Council are reported to agree that General Minh should stay on as Chief of state in the new civilian government . They indicate no choice as yet for premier, but they are agreed that General Khanh must go.
f. They are apparently not in agreement as to what to do if Khanh refuses to step down and have expressed concern that the US may continue to support him.
e. (Bôi trắng) được biết thành viên trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia đồng ý Tướng Minh nên ở lại ghế Quốc trưởng trong chính phủ dân sự mới. Họ chưa lựa chọn được người giữ chức Thủ tướng, nhưng đồng ý rằng Tướng Khánh phải ra đi.
f. Dường như Họ chưa thống nhất ý kiến sẽ phải làm gì nếu Khánh không chịu từ chức và họ cũng lo ngại rằng Mỹ có thể tiếp tục ủng hộ ông ta [Nguyễn Khánh]
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (TV Sài Gòn), YouTube[4] nói về đồng minh Mỹ
“thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo…” (0’.26”-0’.32”)
Tuyên bố, nhân định của hai người trong giới lãnh đạo Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng hoà, có phải là những lời giải đáp cho câu hỏi “Mỹ tôn trọng và coi chính phủ VNCH là đồng minh, hay ngược lại Mỹ coi là bù nhìn” để rồi dễ dàng “use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency”?
[DCVOnline: Câu tiếng Anh dẫn ở đoạn trên là trích đoạn một phần ý kiến của tác giả Neil Sheehan viết ở trang 59, trong cuốn “A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam” (1988).
“Kennedy had instructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develop techniques of ‘counterinsurgency’. The Pentagon had composed an acronym for this mission of suppressing revolutions — COIN.”
Kennedy có cần ra lệnh cho quân đội Mỹ dùng Việt Nam như phòng thí nghiệm để phát triển kỹ thuật ‘chống chiến tranh nổi dậy, COIN’ hay không?
1. Tài liệu của Mỹ cho thấy Kennedy đã có ý định rút quân khỏi Việt Nam trước khi bị ám sát. Roger Hilsman trong cuộc phỏng vấn với CNN năm 2011, nói Kennedy hẳn sẽ không leo thang chiến tranh và ngay từ đầu ông đã khẳng định đó không phải là một cuộc chiến của người Mỹ (Kennedy would not have escalated the war had he not been assassinated later that November. “From the beginning he was determined that it not be an American war,” he said. “From the beginning he [President Kennedy] was determined that it not be an American war”).
(Douglas Martin, Roger Hilsman, Adviser to Kennedy on Vietnam, Dies at 94, TNYT, March 10, 2014)
2. Khi còn là thực dân ở Philippines (1898–1946), Mỹ (Tổng thống William McKinley) đã có những chiến dịch “chống chiến tranh nổi dậy” nhằm đưa các đảo phía nam của Phillipines vào quỹ đạo của Manila. (David Joel Steinberg, “The Philippines: A Singular and Plural Place”, (Boulder: Westview Press, 1990): 86-89.)]
So sánh và phân tích mọi bên, liệu người đọc có thể hiểu là phía “Tướng lãnh Việt Nam bật đèn xanh” nhưng bị Mỹ “cúp điện”, để rồi mọi sự tối om, nên phải chờ Mỹ ra lệnh?
www. troinam.net: Trích đoạn Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ trả lời phỏng vấn (tháng 5, 2010)“…Thì đấy gọi là cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã cùng với Mỹ lật đổ cái chế độ của ông Diệm.”
Qua ba phần đã trình bày trước đây và phần kết này người viết cố gắng trưng dẫn một số tài liệu liên quan có thể dẫn đến câu trả lời cho câu hỏi, “Mục tiêu Chiến lược của Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam là gì?” và có phải Mỹ đã “dùng Việt Nam như một phòng thí nghiệm nhằm phát triển kỹ thuật chông chiến tranh nổi dậy” hay không? (“use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency”) để chống Liên Xô, cho nên Mỹ không ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự với VNCH?
Trở về “sự kiện Marigold 1968”
Để tiện việc so sánh đối chiếu, xin trích đoạn liên quan đến Việt Nam năm 1968 trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của Nguyễn Tiến Hưng,
- P3 – Chương 13 – […] 1968[5]
“Năm 1968, khi chiến tranh đang leo thang mạnh, Tổng thống Johnson chán nản, quyết định không ra tranh Cử nhiệm kỳ hai. Lúc đó, Kissinger đang làm tư vấn cho ông Rockefeller, Thống đốc tiểu bang New York, để ông này ra tranh cử với ông Nixon trong chức ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hoà. Kissinger cho rằng nếu có một giải pháp mới cho Chiến tranh Việt nam thì chắc Rockefeller sẽ được đảng lựa chọn. Vài tuần trước khi tháp tùng ông thầy đi họp đảng tại Miami, vào tháng 8, ông đã soạn ra một đề nghị về Việt Nam đăng tải trên cả một trang quảng Cáo của tờ New York Times. Giải pháp đó gồm bốn điểm:
Mỹ đơn phương rút 75.000 quân;
Thiết lập một Lực lượng quốc tế giám sát hoà bình;
Sau đó, Mỹ rút hết; rồi để cho hai phía Việt nam hoà hợp hoà giải Với nhau.
75.000 quân chỉ là bước đầu để tạo ra một hướng đi.”
- Tài liệu 5 tháng 9, 1968 của CIA năm 1968 dẫn trên
Trong cuộc lật dổ chính phủ Diệm ngày 1/11/1963 vì cái tội liên hệ với miền Bắc, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Tư Lệnh Sư 5 Bộ binh, và được kể là một trong hai đơn vị quan trọng (sư đoàn 5 và sư đoàn 7) của quân đảo chánh ở vùng Sài Gòn (Tài liêu CIA – P3).
Năm năm sau, 1968, người lật đổ chính phủ năm 1963, lại làm theo đề nghị của Hà Nội… “nếu Hà nội đồng ý về một chính phủ Liên Hiệp ở miền Nam Việt Nam trong đó gồm một số đại diện Việt Cộng.” Nhưng đề nghị trên lại không thấy xuất hiện trong sách của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, đồng thời cũng là Cố vấn của Tổng thống Thiệu?
Phải chăng ý kiến lập Chính Phủ Liên Hiệp với Việt Cộng là ý kiến của ông Cố vấn [Nguyễn Tiến Hưng] cho nên cần phải quên để tránh rắc rối?
Nếu ông Cố vấn không biết, không đươc chia sẻ thông tin này phải chăng vì ông chưa được Tổng Thống tin tưởng, chưa hiểu ý Tổng Thống, chưa hiểu “Tâm tư Tổng thống Thiệu”?
[DCVOnline: Như đã trình bầy ở phần trên, tài liệu 5 tháng 9, 1968 của CIA không có đoạn hay từ nào nói đến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính phủ Việt Nam Cộng hoà muốn lập chính phủ liên hiệp dù có hay không có thành phần Việt Cộng.]
Trở về câu hỏi, phải chăng Mỹ “use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency” để chống Liên Xô, cho nên Mỹ không ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự với VNCH?
Người viết thường nghe các nhà phê bình trên báo, cũng như trên đài phát thanh nói về chính sách xoay trục của Mỹ hướng về châu Á. Xin có câu hỏi. Trước khi Mỹ xoay trục về hướng Châu Á, thì từ hướng nào Mỹ xoay về hướng châu Á? Có phải là từ hướng châu Âu mà đối tượng chính là Liên bang Nga?
(Còn đối tượng chính khi Mỹ xoay về châu Á là nước nào? Và nhà nước CSVN hợp tác hay chống lại Mỹ như thời VNCH 1961 là đề tài của một bài khác.)
Để trả lời cho vấn đề nêu trên, nhất là có phải Mỹ “dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm nhằm phát triển kỹ thuật để chống nổi dậy” chính sách do Liên Xô chủ xướng, nhằm chống Liên Xô hay không, người viết sẽ trình bày ở một bài khác.
Mời bạn đọc xem qua cuốn “US Army Counterinsurgency and Contingency Operations Doctrine, 1942-1976” của Andrew J. Birtle[7] đính kèm để biết khái quát về học thuyết counterinsurgency của Quân đội Hoa Kỳ 1942-1976. Xin lưu ý Chương 6, The CounterInsurgency Ferment, 1961–1965. Ở trang cuối của Chương này có câu hỏi, “The question was, would it be enough to meet Khrushchev’s challenge?” “Câu hỏi là, (huấn luyện) như vậy đã đủ sức để đối phó với thách thức của Khrushchev chưa?”
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:Bài do tác giả gởi riêng. DCVOnline biên tập, minh hoạ, phụ chú và bổ túc nguồn.
[1] CIA Library,
(Deleted) Comments on Deteriorating North Vietnamese-Chinese Relations and Clai…, Created September 5, 1968, Released May 3, 1997
https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0000095001.pdf
[2] 1963: Ông Ngô Đ. Nhu lên tiếng về các vụ biểu tình, YouTube, Feb 20, 2014
[3] CIA Library, The President’s Intelligence Checklist 8 October 1964, Created October 8, 1964, Released September 16, 2015.
https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0005959471.pdf
[4] Diễn văn từ chức của TT Nguyễn Văn Thiệu – 21/4/1975. Feb 23, 2014
http://www.youtube.com/watch?v=p4-TjjGaDCU
[5] Nguyễn Tiến Hưng, “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (Vietnamese) Hardcover – Hứa Chấn Minh 2005.
[6] Andrew J. Birtle, US Army Counterinsurgency and Contingency Operations Doctrine, 1942-1976, U.S. Army Center for Military History/U.S. (2007). First published 1997.
http://www.history.army.mil/html/books/us_army_counterinsurgency/CMH_70-98-1_US%20Army_Counterinsurgency_WQ.pdf
Tái bút | Người viết gửi lời cám ơn đến người bạn trước đây đã cho cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (KĐMTC) ngay sau khi sách vừa phát hành, và tháng rồi lại gửi cho video clip về “sự kiện Marigold” (P1) và dặn dò “xem kỹ”. Cám ơn người bạn thường tiếp tay chuyển bài viết của tôi đến nhóm bạn chung..
Nhân đây, xin đính chính với bạn đọc Thượng Ngàn đã góp ý trên DCVOnline.net (dưới P1, 2/9/2016), về đoạn văn bạn viết: “hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử mà cả gần thế kỷ rồi cứ quến đậm vào thêm mà chưa hề ai giải mã.”
Xin cám ơn bạn đọc Thượng Ngàn đã bỏ công viết bài góp ý khá dài. Ở đây, người viết xin nói rõ, sự hiểu biết của tôi rất hạn hẹp, cho nên nếu dùng hai chữ “giải mã” cho bài viết này e rằng không thích hợp. Ba phần vừa rồi vừa rồi và những bài viết sắp tới, là để đáp lễ lại ông bạn đã cho sách KĐMTC. Ngoài ra, hai bài viết của người viết trên DCVOnline.net trước đây (2014) chưa được hoàn chỉnh. Vì thế loạt bài này coi như để bổ túc thêm tài liệu với hy vọng, qua diễn đàn DCVOnline sẽ có nhiều độc gỉa cùng góp nhận xét, phê bình vào đề tài, để vấn đề được sáng tỏ hơn.
Cũng xin cám ơn BBT DCVOnline đã bổ túc thông tin tình báo về các bức điện mật từ phía Ba Lan liên quan vụ trung gian hòa giải 1963, để bạn đọc đối chiếu từ hai nguồn, một của phương Tây và một của Đông Âu. Các bài viết sau tựa đề sẽ thay đổi là: “Giải pháp Bắc Nam” bị bức tử vì CIP 196? (CIP: Counterinsurgency Program)
Tháng 9 2016,
Đào Văn,
Tôi nghĩ đoạn này (ở đầu trang )
Một câu chuyện về “Marigold” 1968 – Theo tài liệu CIA giải mật cho biết, vào năm 1968 Tổng Thống Thiệu đề nghị với Hà Nội lập Chính Phủ Liên Hiệp với Việt Cộng. Không hiểu vì sao sự việc này không thấy ghi lại trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của tác gỉa Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của ông Tổng Thống Thiệu?
Theo tài liệu của CIA ghi nhận sự viêc năm 1968 (September 5, 1968; được phép công bố Jan 1995; công bố tài liệu: May 3, 1997)
“Vietnamese government that they would stop the bombing altogether and take no offensive military action on the ground if Hanoi would agree to a coalition government in South Vietnam which included some Viet Cong representation.”
“Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn toàn chấm dứt ném bom và không có hành động tấn công quân sự nào trên mặt đất nếu hà nội đồng ý về một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam trong đó bao gồm một số Đại diện Việt Cộng.”
chỉ là phần kế tiếp của đoạn người Mỹ báo cho Bắc Việt hay (Mỹ) họ sẽ ngưng oanh tạc trên bộ … chứ không phải ý định của chính phủ VNCH.
LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN
Lịch sử chẳng bao giờ rời rạc
Nó kết từ sự kiện vậy thôi
Mới xem tưởng chỉ bên ngoài
Thật ra cốt lõi lại từ bên trong
Đầu tiên hết thực dân chiếm nước
Mất chủ quyền đầy đọa toàn dân
Máu hòa nước mắt trăm năm
Bao nhiêu oán thán căm hờn đầy vơi
Bổng Thế chiến thứ hai chớp nhoáng
Nhật tiến vào hất cẳng Pháp ra
Mời vua Bảo Đại nhận quyền
Tự nhiên chính phủ ông Kim ra đời
Nhưng lịch sử đâu dừng lại đó
Có ông Hồ bóng tối bương ra
Ông Kim phải bị lật nhào
Cuộc đời cách mạng bây giờ là đây
Pháp lợi dụng thời cơ quay lại
Liền nổ ra cuộc chiến chín năm
Máu xương khói lửa ngập tràn
Cuối cùng kết thúc sơn hà chia đôi
Thuộc hai phía trên toàn thế giới
Phía trong Nam ngoài Bắc khác nhau
Bắc thì phất ngọn cờ hồng
Miền Nam tiếp tục phất lên cờ vàng
Bên cộng sản bên kia tư sản
Rõ ràng ngay ý hệ khác nhau
Một bên theo cách Liên Xô
Còn bên thì cách giống như Hoa Kỳ
Tưởng hiệp thương hai bên xít lại
Hóa ra càng gấu ó thêm lên
Hai năm mây khói tiêu tùng
Tiếp liền một cuộc thư hùng nổ ra
Bên Trung Quốc Liên Xô giúp đở
Còn bên kia viện trợ Hoa Kỳ
Chiến tranh càng lúc nổ bùng
Mười năm khốc liệt cuối cùng cũng xong
Bàn cờ thế từ đây sắp lại
Mỹ cuốn cờ Trung Quốc xoay chiều
Hai bên trao đổi mỹ miều
Việt Nam thống nhất Cộng hòa tiêu luôn
Nay Miền Bắc quả đầy hồ hỡi
Tiến nhanh lên tiến mạnh mỗi ngày
Thời kỳ bao cấp ngập tràn
Cuối cùng đổi mới lại càng nhanh hơn
Liên Xô sụm nguồn cơn là thế
Kéo luôn chùm toàn cả Đông Âu
Khiến cho Trung Quốc đổi màu
Đỏ nhường xanh mới ai ngờ được đâu
Đùng một cái chiến tranh lại nổ
Miền Tây Nam Tây Bắc vang lừng
Mười năm biên giới hãi hùng
Bao nhiêu tiêu tốn cuối cùng là đây
Quả thế sự vật sao dời đổi
Kể chuyện đời nhiều lúc cũng hay
Miền Nam xây dựng chín năm
Cuối cùng ông Diệm tay không chịu đòn
Cuộc tranh chấp y vàng là vậy
Sư biểu tình sư thắng hân hoan
Trí Quang thắng lợi huy hoàng
Dương Minh kết cục đầu hàng ai hay
Nên chuyện cũ ngày xưa là vậy
Bây giờ ăn cơm mới nói chơi
Loay hoay chỉ thứ trò đời
Tranh nhau danh phận người người khác chi
Kiểu võ biền nhiều khi cũng bậy
Còn độc tài chính trị hay chi
Mạt cưa mướp đắng làm gì
Bắt tay không đặng lỗi nghì te tua
Cả ý hệ chào thua cũng vậy
Chỉ là đem lịch sử đùa chơi
Liên Xô giờ cũng đổ rồi
Nay toàn cầu hóa quả đời sang trang
Chỉ hiềm nổi rồng vàng điên đảo
Nay thành giun hóa cũng hơn ai
Cho hay mọi sự tại trời
Cũng là định mệnh nước mình vậy thôi
NON NGÀN
(08/9/16)