Việt Nam và Trung Quốc: Chuyện cái giàn khoan

M.I. | Hà Nội | Trà Mi lược dịch

babui_14072014Có vẻ như một con thủy quái, nó có thể biến mất thật nhanh cũng như nó đã xuất hiện. Nhưng sóng lớn và sự lo ngại của người chung quanh phải cần nhiều thời gian hơn để ổn định.

Giàn hoan HY-981 trên Biển Đông (14/5/2014). Nguồn: AFP PHOTO / HOANG DINH NAM
Giàn hoan HS-981 trên Biển Đông (14/5/2014). Nguồn: AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Hôm 16 tháng Bảy mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi vào một rẽ ngoặt khác khi công ty dầu khí của nhà nước Trung Quốc thông báo họ sẽ di chuyển giàn khoan bạc tỉ HS-981 mà sự hiện hữu của nó ở vùng quần đảo Hoàng Sa đã khiến nhà chức trách và thường dân Việt Nam nổi giận trong nhiều tuần đầu tháng Năm. Báo chí Việt Nam đưa tin rằng giàn khoan Hải Dương 981 đã rời vùng biển tranh chấp gần bờ biển miền trung Việt Nam ngày 15 Tháng Bảy, nghĩa là khoảng một tháng trước thời hạn. Người ta thấy HS-981 di chuyển về hướng bắc trên Biển Đông, về phía đảo Hải Nam và Trung Quốc.

Hai nước cộng sản (Trung Cộng và Việt Cộng) có một lịch sử phức tạp, chằng chịt thù hằn, nghi ngờ với miễn cưỡng hợp tác. Như những người yêu khó hoặc anh chị em khó chịu, họ dường như không thể không cãi vã rồi sau đó lại làm hòa. Tuy nhiên, mối quan hệ trở nên căng thẳng bất thường, vào đầu tháng Năm, kể từ khi giàn khoan đến vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa nơi mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền. Tại các thành phố lớn của Việt Nam những cuộc biểu tình phản đối TQ được chính phủ cho phép đã trở thành những vụ bạo loạn đốt phá cơ xưởng của TQ và các nước khác ở miền nam và miền trung Việt Nam. Bốn công dân Trung Quốc đã thiệt mạng. Những cuộc bạo loạn công khai như thế là sự kiện rất không bình thường tại Việt Nam. Nó đi ngược lại khuynh hướng của nhà nước độc tài tại đây, thường đàn áp các cuộc biểu tình.

Sitting duck. Nguồn: swannstudio.com
Sitting duck. Nguồn: swannstudio.com

Theo nhiều nguồn tin thì Trung Quốc đã tỏ ra không hợp tác ngoại giao với Việt Nam suốt phần lớn của mùa xuân và mùa hè. Hồi tháng Năm, TQ đã đã từ chối yêu cầu của Việt Nam để gửi một phái đoàn đảng viên cấp cao sang đàm phán ở Bắc Kinh. Ngày 18 tháng 6, một viên chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Dương Khiết Trì, đến Việt Nam; theo lời một đồng nghiệp của ông thì họ Dương đã mắng Hà Nội là “can thiệp bất hợp pháp” ở Biển Đông. Và ngày hôm sau, Trung Quốc cho biết sẽ đưa một giàn khoan dầu thứ hai vào vùng biển phía đông của Việt Nam, và lần này giàn khoa sẽ đến đến Vịnh Bắc Việt. Bất kể chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc rõ ràng đang muốn xác định lại cấu trúc an ninh ở khu vực. Và Việt Nam, một nước không giống như Nhật Bản hay Philippines, không có một thỏa thuận an ninh nào với Mỹ, đôi khi cảm thấy như một con vịt trong tầm ngắm của TC.

Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, cho biết trong tháng Năm rằng Việt Nam đang chuẩn bị để thách thức những luận cứ pháp lý của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Đây là một câu hỏi chung cho mọi người, có phải ông Dũng đang tháu cáy hay không? Nhưng hành động bỉ mặt chưa từng có như vậy có khả năng sẽ phải nhận những hậu quả nghiêm trọng (từ phía TQ). Trung Quốc là một đồng minh ý thức hệ và đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, chưa kể đến việc TQ còn là một cường quốc quân sự đang lên. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cũng có một phe lớn phò Trung Quốc hơn là muốn quan hệ tốt với Hoa Kỳ – thường rất quan tâm đến lời điều tiếng từ Bắc Kinh.

Bên cạnh sự sụt giảm số du khách Trung Quốc và các hợp đồng cùng thương mại qua biên giới, nền kinh tế Việt Nam dường như không bị ảnh hưởng vì vụ tranh chấp giàn khoan dầu. Hai chính phủ vẫn còn nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, giới trí thức Việt Nam nói rằng Đảng CSVN đang chịu áp lực quần chúng phải biểu dương chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp lãnh thổ và đồng thời cần đánh giá lại sự phụ thuộc kinh tế quá lớn vào nguyên liệu Trung Quốc trong khu vực sản xuất trong nước. Nếu thất bại, không đáp ứng được những đòi hỏi đó, họ nghĩ rằng, tính hợp pháp của đảng CSVN sẽ bị tổn thương. Vì ĐCSVN vốn là một đảng đã hình thành trong kháng chiến chống ngoại xâm.

Một bản tin của Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, công bố ngày 16 tháng Bảy cho biết các giàn khoan đã di chuyển để đề phòng bị bão. Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại City University ở Hồng Kông, dự đoán rằng sự di chuyển giàn khoan này có thể phản ảnh một cố gắng của TQ để “giảm mức độ khẩn cấp của tình trạng khó khăn của Hà Nội” về đối sách hiện nay với Trung Quốc. Nhưng người ta không rõ, ông London nói thêm, đó là quyết định đơn phương hoặc là kết quả của những cuộc đàm phán ở hậu trường (giữa hai đang cộng sản.) Nhưng đối với giới lãnh đạo Việt Nam, cơn đau đầu Trung Quốc có khả năng kéo dài bất kể chuyện gì xảy ra trong vài tuần tới: Giàn khoan luôn luôn có thể trở lại (bất cứ lúc nào).

© 2014 DCVOnline


Nguồn: 1. Vietnam and China – How the big rig rolls. The Economist Jul 17th 2014, 3:55 by M.I. | HANOI

2 Comments on “Việt Nam và Trung Quốc: Chuyện cái giàn khoan

  1. Mu1eeaNG NHu00c0 Mu1edaInBu00e0 quu1ea3 phu1ee5 Hu1ea3i quu00e2n Trung Tu00e1 NGu1ee4Y Vu0102N THu00c0.nSu00e0i gu00f2n, ngu00e0y 11 thu00e1ng Bu1ea3y nu0103m 2014nNhu1ecbp Cu1ea7u Hou00e0ng Sa.nnNhu1ecbp Cu1ea7u Hou00e0ng Sa lu00e0 mu1ed9t tu1ed5 chu1ee9c u0111ou00e0n thu1ec3, hu1eb3n phu1ea3i u0111u01b0u1ee3c chu00e1nh phu1ee7nchu1ea5p thuu1eadn vu00e0 tu00e0i tru1ee3, tu1eb7ng bu00e0 Huu1ef3nh Thu1ecb SINH, quu1ea3 phu1ee5 Ngu1ee5y Vu0103n THu00c0.nmu1ed9t cu0103n hu1ed9 ba phu00f2ng, tu1ea1i mu1ed9t chung cu01b0, u0111u01b0u1eddng Nguyu1ec5n Kim, CHu1ee3 lu1edbn.nnNhu00e0 bu00e1o Huy u0110u1ee9c u0111u01b0a tin. Tham du1ef1 cu00f3 cu00e1c nhu00e0 bu00e1o, nhu00e0 thu01a1, vu00e0nThiu1ebfu Tu01b0u1edbng Lu00ea Ku1ebf Lu00e2m, Chu1ec9 huy tru01b0u1edfng Tru01b0u1eddng Hu1ea3i Quu00e2n/Qu0110NDVN.nTu01b0u1edbng Lu00e2m, trong thu01b0u1eddng phu1ee5c, u0111u00e3 u0111u1ebfn bu00e1i yu1ebft tru01b0u1edbc bu00e0n thu1edd TT Thu00e0.nXin ghi nhu1eefng u0111iu1ec3m nu1ed5i bu1eadt : Tu1ef1a u0111u1ec1 ” Mu1eebng Nhu00e0 mu00f3i ” ru1ea5t nhu1eb9 nhu00e0ngnthan thiu1ec7n, mu00e0 khu00f4ng quen dung nhu01b0 ” Nhu00e0 tu00ecnh nghu0129a.” — u0110u1ec9a u0111iu1ec3mnvu1eabn ghi lu00e0 ” Su00e0igu00f2n,” thay vu00ec thu00e0nh phu1ed1 mang tu00ean “ngu01b0u1eddi.” — Su1ef1 hiu1ec7nndiu1ec7n u0111u00e1ng tru00e2n tru1ecdng cu1ee7a Thiu1ebfu tu01b0u1edbng Lu00ea Ku1ebf Lu00e2M, Giu00e1m u0111u1ed1c Tru01b0u1eddngnHu1ea3i Quu00e2n / Qu0110 Nhu00e2n Du00e2n VN.nVu00e0, Mu1eb7t Tru1eadn Tu1ed5 Quu1ed1c khu00f4ng liu00ean hu1ec7 gu00ec tu1edbi buu1ed5i lu1ec5 nhu00e2n hu00f2a nu00e0y. Chonnu00ean, Su00e0i gu00f2n vu1eabn u0111u1eb9p lu1eafm! Su00e0igu00f2n u01a1i ! Su00e0igu00f2n u01a1i. Nay ku00ednh, TMY

    • Vu1eabn chu01b0a u0111u1ee7, phu1ea3i lu00e0m su00e1ng danh TT Ngu1ee5y Vu0103n Thu00e0 lu00e0 anh hu00f9ng chu1ed1ng ngou1ea1i xu00e2m.