Thật đáng buồn, việc đem người nói tiếng Anh làm vật tế thần mới nhất không có gì đáng ngạc nhiên

Toula Drimonis | DCVOnline

Có vẻ như không có gì khiến Quebec đau khổ hơn việc bảo đảm những dịch vụ tiếng Anh cho những người đã nói… tiếng Anh.

Dân biểu liên bang của Khối Québécois Mario Beaulieu thường có những tuyên bố mang tính khiêu khích. Ảnh của Adrian Wyld/The Canadian Press

Cuộc tấn công mới nhất chống lại cộng đồng nói tiếng Anh của Quebec lần này đến từ Hạ viện.

Dân biểu liên bang Mario Beaulieu của Khối Québécois đã diễn tuồng khi tiết lộ một phân tích mà ông đã tiến hành để “vạch trần” số tiền mà Ottawa đã dành ra trong nhiều năm cho cộng đồng thiểu số nói tiếng Anh ở Quebec (thực ra, đó là thông tin ai cũng biết) và lên án việc mà ông gọi là ủng hộ “sự Anh hóa” của Quebec” và “sự suy tàn của tiếng Pháp”. Bởi vì không có gì Anh hoá Quebec hơn việc bảo đảm dịch vụ dùng tiếng Anh cho những người đã nói… tiếng Anh.

Beaulieu phàn nàn rằng liên bang đã chi ít nhất 2,1 tỷ USD trong gần 30 năm để hỗ trợ tiếng Anh ở Quebec và đang dành thêm 820 triệu USD trong 5 năm tới. Phàn nàn này đã lờ điviệc chỉ riêng chính sách song ngữ chính thức đã dùng đến 2,4 tỷ USD mỗi năm. Và 50 triệu USD trong số 820 triệu USD đó dành cho những chương trình Pháp ngữ hoá cho những người nói tiếng Anh. Và 820 triệu USD đó chiếm 20% trong số 4,1 tỷ USD sẽ được chi trong 5 năm tới — 80% trong số đó sẽ hỗ trợ tiếng Pháp.

Sự đánh đồng sai lầm này đã ngay lập tức bị Mạng lưới nhữngNhóm Cộng đồng Quebec chỉ trích, họ nói rằng có những ngân quỹ đó là để hỗ trợ những dịch vụ cho cộng đồng người Anh — chứ “không buộc những người nói tiếng Pháp phải chuyển sang nói tiếng Anh.”

Không có gì ngạc nhiên khi Beaulieu muốn gây chia rẽ. Suy cho cùng, đây cũng chính là người, sau khi giành được quyền lãnh đạo Khối Quebcois vào năm 2014, đã nghĩ rằng việc hô khẩu hiệu do bọn khủng bố FLQ phổ biến trước đây là điều có thể chấp nhận được. Nó đủ để khiến hai đảng viên của Khối bỏ đảng, trong đó một người gọi Beaulieu là anh hề” chống người nói tiếng Anh.

Lãnh đạo Parti Québécois, Paul St-Pierre Plamondon, than thở, “Trong hệ thống liên bang này, thuế của chúng ta đi ngược lại lợi ích của chúng ta.” Hẳn ông ấy đã quên rằng những người nói tiếng Anh ở Quebec cũng là người Quebec, có lẽ có những sở thích khác nhau, và những người Quebec không theo chủ nghĩa ly khai (vẫn là đa số cử tri) cũng đóng thuế để tài trợ cho những chính khách đang tích cực hoạt động chống lại Canada.

Lời khẳng định của Beaulieu rằng Ottawa tài trợ cho những thách thức pháp lý của những nhóm đang tìm cách bảo vệ quyền của những người nói tiếng Anh cũng là hành động đạo đức giả không kém. Tối cao Pháp viện bảo vệ nhóm thiểu số nói tiếng Anh ở Quebec cũng chính là Tối cao Pháp viện xét xử những khiếu kiện hiến pháp của những nhóm thiểu số nói tiếng Pháp ở Canada. Tối cao Pháp viện sẽ xét xử những thách thức của Dự luật 96 cũng chính là Tối cao Pháp viện đã ra lệnh cho Manitoba trao cho những bậc cha mẹ nói tiếng Pháp quyền kiểm soát trường học của con cái họ, đưa ra luật trao quyền cho người nói tiếng Pháp tại hội đồng học chính của họ ở Alberta và kết luận rằng quyền ngôn ngữ đã bị vi phạm ở BC.

Ngược lại, Quebec có lịch sử thường gây thiệt hại cho quyền dùng tiếng Pháp ở phần còn lại của Canada — ném những người nói tiếng Pháp khác vào gầm xe buýt khi có lợi về mặt chính trị với sự can thiệp của tòa án chống lại những quyền của thiểu số nói tiếng Pháp. Như vậy thì quan tâm đối với tiếng Pháp đặt ở đâu?

Nhóm thiểu số nói tiếng Anh ở Quebec có quyền được tài trợ, theo quy định của Đạo luật Ngôn ngữ Chính thức, để duy trì những dịch vụ riêng cho dân số (đa số là người cao tuổi) ở tỉnh bang này. Việc bảo đảm rằng Karen ở New Carlisle có quyền có những dịch vụ cộng đồng bằng tiếng Anh hoặc Bob ở Montréal West được cố vấn tâm thần bằng tiếng mẹ đẻ của ông ấy không hề gây nguy hiểm hoặc góp phần vào sự suy giảm của văn hoá Pháp. Khẳng định như vậy là sai lầm, nhỏ mọn và gây chia rẽ.

Bối cảnh chính trị và nhân khẩu của cộng đồng nói tiếng Anh ở Quebec khác xa so với những gì hiện hữu trước cuộc Cách mạng Yên tĩnh. Nhiều sự bất bình và lo sợ đều xuất phát từ nhận thức về một cộng đồng không còn nữa. Những người nói tiếng Anh ở Quebec có thu nhập thấp cao gấp đôi so với những người nói tiếng Pháp và phải đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy tỷ lệ gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần và nghèo đói cao hơn, cộng với khó khăn trong việc nhận được những dịch vụ hỗ trợ bằng tiếng Anh, trái ngược với những định kiến phổ biến về đặc quyền.

Nếu Beaulieu thực sự lo ngại về việc nguồn tài trợ của Ottawa ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của người Pháp ở Quebec, có lẽ ông nên hỏi tại sao chính phủ CAQ chỉ dùng một phần rất nhỏ trong quỹ liên bang trong năm 2021-2022 được phân bổ cho việc phổ biến người nhập cư — thay vì phỉ báng những người nói tiếng Anh vì họ nhận được những dịch vụ mà chính họ cũng có quyền được hưởng.

Tác giả | Toula Drimonis là một nhà báo ở Montréal và là tác giả của cuốn “We, the Other: Allophones, Immigrants, and Belonging in Canada”. Có thể liên hệ với tác giả trên X @toulastake

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Toula Drimonis: Sadly, latest anglo scapegoating comes as no surprise | Toula Drimonis • Special to Montreal Gazette | Dec 01, 2023