Giữa đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, họ là những người bị bỏ lại sau lưng

 Jason Nguyen | DCVOnline

Kể từ khi những có những người nhiễm COVID-19 đầu tiên trong nước, tính đến ngày 3 tháng 8, 2021, Việt Nam đã có hơn [1] 177,000 người nhiễm Covid-19 trong 62 trên 63 tỉnh thành và hơn 2.000 người đã chết. Vì đại dịch không có dấu hiệu biến mất nay mai, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, Việt Nam phải đối phó với cả khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng y tế.

Nguồn ảnh: Canva (ảnh nền). Twitter / RFA / AFP (những ảnh khác). Tổng hợp: The Vietnamese Magazine

Đảng Cộng sản Việt Nam, như thường lệ, đã và đang mở chiến dịch tuyên truyền tối đa, để xoa dịu công chúng. Những khẩu hiệu hùng hồn, từ những lời hứa không để ai bị bỏ lại phía sau đến “bảo vệ cuộc sống của mọi người vẫn là ưu tiên hàng đầu [2], đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông của nhà nước và các nhóm trực tuyến ủng hộ chính phủ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, thực tế còn ảm đạm hơn nhiều so với diễn ngôn chính trị của Đảng.

Bên cạnh việc tiết lộ mặt tối [3] trong chiến lược dịch tễ của Việt Nam, đại dịch còn khoét sâu khoảng cách ngày càng lớn giữa những người có và không có tiền cũng như giữa những người có quyền lực và những người không có quyền lực.

Công nhân

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, [4] gần 13 triệu công nhân bị ảnh hưởng tiêu cực do suy thoái kinh tế vì đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ ba và thứ tư gây ra. Con số này kể cả [5] khoảng 557.000 người bị mất việc làm, 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm việc, những người phải nghỉ làm hoặc phải luân phiên làm việc và 8,5 triệu người khác bị giảm thu nhập.

Đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam, nhưng cho đến nay, người lao động tự do và người lao động chân tay là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “lao động tự do” có nội hàm rất khác so với phương Tây. Lực lượng công nhân này phần lớn là những người cao tuổi, người nghèo và những người tốt nghiệp đại học, những người thiếu sức khỏe thể chất và một số khả năng nhất định mà chủ nhân bình thường cho là cần thiết. Họ được biết đến với những công việc khác nhau không cần nhiều tay nghề, chẳng hạn như bán hàng rong, lái xe ôm, bán vé số, v.v.

Những người lao động tự do này thường dựa vào sức lao động của họ để kiếm sống hàng ngày trong khi thiếu bảo hiểm y tế và nhiều khoản tiết kiệm cá nhân, vì vậy họ có nhiều nguy cơ bị nhiễm coronavirus hơn hoặc bị áp lực về tài chính nhiều hơn vì các biện pháp khác như giới nghiêm và các hạn chế đi lại chống coronavirus. Hơn nữa, các hoạt động kinh tế trì trệ, cùng với các kế hoạch hỗ trợ tài chính không hiệu quả của chính phủ, dường như là gánh nặng thêm [6] vào cuộc phấn đấu của họ.

Một người bán hàng rong ở TP Đà Nẵng. Ảnh: RFA.

Đồng thời, công nhân nhà máy, trụ cột của nền kinh tế định hướng xuất cảng của Việt Nam, cũng đang đối đầu với một loạt thách thức khác giữa đại dịch.

Khi nhiễm coronavirus bắt đầu lây lan bên trong nhiều nhà máy trong đợt bùng phát mới nhất, hầu hết công nhân được yêu cầu cách ly trong nơi làm việc của họ trong khi tiếp tục sản xuất theo chiến lược được gọi là “mục tiêu kép”. [7] Chiến lược này nhằm kiểm soát nhiễm bệnh đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kỹ nghệ.

Tuy nhiên, môi trường làm việc nhiều rủi ro và điều kiện thiếu thốn của các nhà máy đã làm nhiều công nhân tức giận, khiến họ phải rời bỏ nơi làm việc của mình. Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người cũng bày tỏ sự không đồng tình với các quyết định của chính quyền địa phương, liên tục lên án [8] họ đã làm thiệt hại đến sức khỏe của người lao động để lấy tiền tươi.

Bên cạnh các biện pháp chống coronavirus cứng nhắc, hệ thống “hộ khẩu”, một chế độ ghi tên từng gia đình được sử dụng ở Việt Nam, đã tạo ra một gánh nặng khác cho những người lao động thiếu tay nghề này, đặc biệt là đối với những người di cư từ các tỉnh nghèo đi tìm kiếm việc làm thủ công ở các thành phố lớn và khu kỹ nghệ.

Cụ thể hơn, hệ thống ghi tên theo gia đình này không cho người lao động nhập cư có điều kiện để nhận các dịch vụ công và hỗ trợ phúc lợi tại nơi họ tạm sống và làm việc, chẳng hạn như dịch vụ y tế và giáo dục, trừ khi họ ghi tên với công an địa phương.

Nhiều người lao động di cư đã chọn trở về quê bằng xe máy. Ảnh: Người Huế ở Sài Gòn (Nhóm Facebook)/BBC Tiếng Việt.

Tuy nhiên, các dịch vụ hành chánh công của Việt Nam, cùng với nạn tham nhũng tràn lan trong việc ghi tên, khiến nhiều người trong số họ sống bất hợp pháp hay không có tư cách hợp pháp. Kết quả là, khi một số tỉnh kỹ nghệ phía Nam và trung tâm kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn bị phong tỏa để chống chọi với đợt bùng phát Covid-19 mới nhất, một số lớn loại công nhân này không còn cách nào khác hơn là phải về quê để tránh nhiễm bệnh và để vượt qua những khó khăn tài chính vì mất việc làm.

Trong vài tuần qua, người ta đã chứng kiến những đợt di cư ồ ạt của người lao động di cư, với những công nhân mạo hiểm tính mạng của họ trên những hành trình gian khổ để trở về quue nhà. Nhiều người chọn xe máy, và một số cố gắng đi bộ, [9] với một số người bất hạnh mất mạng trên đường đi. Đáp lại, một số tỉnh đã công bố các thông báo chính thức về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 để kêu gọi người lao động di cư cư không trở về nhà [10] hoặc “quay lại nơi họ bắt đầu”. [11]

Hoàn cảnh bi thảm này đã dẫn đến làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng xã hội Việt Nam. Nhiều người đang đặt câu hỏi về phản ứng của chính phủ và chỉ trích việc chính phủ không hỗ trợ tài chính cho những người này, đảm bảo phương tiện di chuyển trong nước an toàn hơn và cung cấp nhà ở trong các cơ sở kiểm dịch thích hợp cho họ.

Một công nhân đã đi bộ hơn 180 km suốt 16 ngày từ tỉnh Đắk Lắk về nhà chị ở tỉnh Bình Phước, vì ông ta không có đủ tiền đi xe buýt. Ảnh: Zing News/do công nhân đó cung cấp.

Tù nhân, Tù nhân lương tâm và Người nghiện ngập

Nhiều nhà tù và trung tâm phục hồi chức năng, đặc biệt là ở một số địa phương phía Nam, cũng đã trở thành những điểm nóng lây nhiễm mới trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam.

Vào ngày 7 tháng 7, chính quyền địa phương tuyên bố [12] Nhà tù Chí Hòa, một trung tâm giam giữ nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có hơn 80 người bị nhiễm Covid-19, kể cả những người bị tạm giữ và cải tạo. Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, bạo loạn bắt đầu nổ ra [13] bên trong nhà giam do sự lây lan nhanh chóng của coronavirus khiến hàng trăm tù nhân sợ hãi.

Vài tuần sau, vào ngày 23 tháng 7, tất cả nhân viên và người nghiện [14] tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bố Lá, một cơ sở nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương, đều xét nghiệm đã nhiễm COVID-19. Đồng thời, một bệnh viện tâm thần ở Tp. HCM cũng chuyển một phần chức năng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều bệnh nhân tâm thần bị nhiễm bệnh, do số bệnh nhân tăng quá sức chứa trong thành phố.

Cơ sở hạ tầng của các trung tâm giam giữ và cải tạo ở Việt Nam nói chung và các cơ sở công cộng khác từ lâu đã nổi tiếng là xuống cấp, điều kiện sống tồi tàn, và đối xử tệ bạc với tù nhân và bệnh nhân.

Xe cảnh sát chống bạo động rời khỏi Nhà tù Chí Hòa sau khi được cho là được đưa đến để dập tắt bạo loạn. Ảnh: Đình Văn / VnExpress.

Một số người thân của các tù nhân lương tâm cũng đã bày tỏ mối quan tâm của họ về sự an toàn của người thân của họ trong đại dịch Covid-19. Trong các cuộc phỏng vấn với RFA tiếng Việt, [16] nhiều người bày tỏ lo ngại rằng việc chỗ ngủ gần nhau, điều kiện sống tồi tàn và thông tin hạn chế về các tù nhân đang đe dọa cuộc sống của những người bị giam trong phòng giam.

16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Nhóm thứ 16 do đảng quyết định. (http://news.chinhphu.vn/)

Hiện tại, tù nhân, người nghiện và bệnh nhân tâm thần không nằm trong danh sách chính thức [17] của 16 nhóm ưu tiên đủ tiêu chuẩn để được tiêm chủng Covid-19, bất chấp những hứa hẹn về cơ hội tiêm chủng trong tương lai. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu thuốc chủng ngừa đang diễn ra tại Việt Nam, những người này có thể sẽ là những người cuối cùng được chích thuốc chủng ngừa.

Các nhóm dễ bị tổn thương khác

Các vụ bê bối về tiêm chủng mới nhất [18] kể cả gồm một phụ nữ và chồng được ưu tiên tiêm chủng nhờ mối quan hệ của cha cô và quyết định của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Vingroup, một tập đoàn địa phương, 5.000 liều Moderna (do sáng kiến ​​COVAX viện trợ) để tiêm chủng cho nhân viên, dây lên câu hỏi về khả năng được tiêm chủng bình đẳng cho mọi công dân Việt Nam chống dịch Covid-19.

Từ một góc nhìn rộng hơn, bối cảnh chính trị ở Việt Nam đang phóng đại thêm sự bất bình đẳng trong việc phân phối vắc xin. Giới chức chính phủ có mối liên hệ chặt chẽ hoặc các tập đoàn hùng mạnh có ảnh hưởng về kinh tế có thể “lấn hàng” [19] để chích ngừa trước, lấy mất cơ hội tiêm chủng của những người khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất khi đã bị nhiễm bệnh.

Kể từ ngày 19 tháng 7, [20] Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức bắt đầu tiêm chủng cho người lớn tuổi và bệnh nhân có bệnh sẵn trong đợt 5 của chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn chưa cho biết thêm thông tin về những cuộc sàng lọc cũng như hỗ trợ y tế nếu các tác dụng phụ xảy ra ở những nhóm có nguy cơ cao này. Trong khi đó, lịch tiêm chủng cho các nhóm dễ bị tổn thương khác, chẳng hạn như người vô gia cư, cựu chiến binh và người tàn tật vẫn là điều bí mật.

Những người vô gia cư ở Thành phố Hồ Chí Minh giữa đại dịch Covid-19. Ảnh: Lao Động.

Đảng Cộng sản ngay từ những ngày đầu thành lập đã tự hào là “Đảng của nhân dân, của giai cấp công nhân”. [21] Đảng thể hiện ý thức hệ của mình khi cho rằng mục tiêu cuối cùng của họ là “không gì khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc” là xây dựng một nước Việt Nam “dân chủ, giàu mạnh và bình đẳng hơn”.

Gần một thế kỷ sau, đại dịch Covid-19 đã phanh phui toàn bộ những gì Đảng đã cống hiến cả lịch sử của đảng để đạt được lợi ích cho chính đảng viên và những người sống phụ thuộc vào hệ thống tham nhũng. Trớ trêu thay, những người nghèo, người lao động di cư hay tù nhân lương tâm chưa bao giờ là quan tâm lớn của chế độ Cộng sản.

Khi những đám mây đen của dịch Covid-19 tiếp tục bao phủ khắp Việt Nam, số phận bi thảm của những con người không có tiếng nói và quyền lực nói trên có vẻ thực hơn một cách đáng kinh ngạc so với những lời hứa suông của Đảng CSVN.

Chỉ số Phục hồi sau dịch COVID-19 của Nikkei

Chỉ số Phục hồi sau dịch COVID-19 của Nikkei xếp hạng hơn 120 quốc gia và khu vực về hiệu quả của việc giải quyết đại dịch, chủng ngừa cho dân chúng và tính di động xã hội (sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu và hệ thống xã hội).

Hiện nay, Nhật Bản tụt xuống hạng 83 trong chỉ số Nikkei COVID trong lúc đang tổ chức Thế vận hội không hào ứng như bình thường. Việt Nam và Thái Lan đứng ở cuối bảng chỉ số của 120 quốc gia trong danh sách này (Dữ liệu tính đến ngày 31 tháng 7). Tham khảo thêm: https://s.nikkei.com/3Ciai5Y

Việt Nam và Thái Lan đứng ở cuối bảng chỉ số — với 22 điểm — của 120 quốc gia trong danh sách này (Dữ liệu tính đến ngày 31 tháng 7). Tham khảo thêm: Nikkei ASIA (August 5, 2021)

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:  Vietnam: In The Middle Of The COVID-19 Pandemic, They Are The Ones Being Left Behind | Jason Nguyen | https://www.thevietnamese.org/ | August 4, 2021. DCVOnline bổ túc thông tin.

Tham khảo:

  1. Số liệu Covid-19 tại Việt Nam. (2021, August 2). VnExpress. https://vnexpress.net/covid-19/covid-19-viet-nam
  2. Tiep, P. (2021, May 16). Quyết tâm đẩy lùi dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết. Báo Công An Nhân Dân. https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Quyet-tam-day-lui-dich-COVID-19-bao-ve-suc-khoe-nhan-dan-la-tren-het-i605680/
  3. Jason, N. (2021, July 21). How The Latest Outbreak Reveals The Darker Side Of Vietnam’s Anti-Coronavirus Strategy. The Vietnamese Magazine. https://www.thevietnamese.org/2021/07/how-the-latest-outbreak-reveals-the-darker-side-of-vietnams-anti-coronavirus-strategy/
  4. Bang, L. (2021, July 7). Over 1.1 million people unemployed, nearly 13 million others affected by Covid-19 pandemic. Vietnamnet. https://vietnamnet.vn/en/society/over-1-1-million-people-unemployed-nearly-13-million-others-affected-by-covid-19-pandemic-753558.html
  5. VOA News. (2021, July 16). Vietnam Shops for Vaccines in Hopes of Avoiding More Lockdowns. VOA. https://www.voanews.com/covid-19-pandemic/vietnam-shops-vaccines-hopes-avoiding-more-lockdowns
  6. RFA. (2021, June 7). Lao động tự do chật vật trong đợt dịch COVID-19 thứ tư. Đài Á Châu Tự Do. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/freelance-workers-struggle-during-the-fourth-covid-19-outbreak-06072021145713.html
  7. Việt Nam có nên vận dụng “mục tiêu kép” trong lúc này? (2021, May 27). Đài Á Châu Tự Do. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-vietnam-maintain-dual-goal-now-05272021111728.html
  8. Ibid., [7]
  9. Nhi, T. (2021, July 26). Người đàn ông đi bộ 16 ngày từ Đắk Lắk về Bình Phước để tránh dịch. Zing News. https://zingnews.vn/nguoi-dan-ong-di-bo-16-ngay-tu-dak-lak-ve-binh-phuoc-de-tranh-dich-post1243231.html
  10. Nguyen, C. (2021, August 1). Xót xa cả gia đình gặp nạn trên đường về quê tránh dịch Covid-19. Người Lao Động. https://nld.com.vn/thoi-su/xot-xa-ca-gia-dinh-gap-nan-tren-duong-ve-que-tranh-dich-covid-19-20210801092125848.htm
  11. Ngoc, N. (2021, July 31). Từ 1/8, dân Quảng Ngãi buộc quay lại nơi xuất phát. Tiền Phong. https://tienphong.vn/tu-1-8-dan-quang-ngai-buoc-quay-lai-noi-xuat-phat-post1360999.tpo
  12. Tinh, D. (2021, July 7). TP.HCM: Ổ dịch tại Trại tạm giam Chí Hòa có 81 ca nhiễm Covid-19. Thanh Niên Online. https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-o-dich-tai-trai-tam-giam-chi-hoa-co-81-ca-nhiem-covid-19-1410289.html
  13. Trại Chí Hòa: Hàng trăm phạm nhân nổi dậy sau khi 81 người nhiễm COVID-19 trong trại. (2021, July 7). Đài Á Châu Tự Do. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chi_hoa_riot-07072021052110.html
  14. Canh, N. (2021, July 23). Toàn bộ những người ở cơ sở cai nghiện ma tuý Bố Lá dương tính với SARS-CoV-2. Báo Công An Nhân Dân. https://cand.com.vn/y-te/Toan-bo-nhung-nguoi-o-co-so-cai-nghien-ma-tuy-Bo-La-duong-tinh-i621306/
  15. Anh, T. (2021, July 25). TP HCM lập bệnh viện điều trị người tâm thần mắc Covid-19. VnExpress. https://vnexpress.net/tp-hcm-lap-benh-vien-dieu-tri-nguoi-tam-than-mac-covid-19-4330137.html
  16. Son, T. (2021, July 7). COVID-19 xâm nhập trại giam: lo lắng cho an nguy của các tù nhân. Đài Á Châu Tự Do. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/families-of-prisoners-of-conscience-worry-as-covid-spreads-in-prisons-07072021080636.html
  17. Thanh, A. (2021, July 11). [Infographic] Những nhóm mở rộng được ưu tiên tiêm thuốc chủng ngừa Covid-19. Người Lao Động. https://nld.com.vn/thoi-su/infographic-nhung-nhom-mo-rong-duoc-uu-tien-tiem-vac-xin-covid-19-20210711011752387.htm
  18. The Vietnamese Magazine. (2021, July 26). Vietnam Briefing: COVID-19 Crisis Deepening While The National Assembly Convened To Elect State Leadership. The Vietnamese Magazine. https://www.thevietnamese.org/2021/07/vietnam-briefing-covid-19-crisis-deepening-while-the-national-assembly-convened-to-elect-state-leadership/
  19. Minh, N. (2021, July 22). Có bao nhiêu “cháu ngoại” đã trót lọt chen hàng để tiêm vaccine trước? Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2021/07/co-bao-nhieu-chau-ngoai-da-trot-lot-chen-hang-de-tiem-vaccine-truoc/
  20. L.Đ.O. (2021, July 19). Người già, người có bệnh nền tại TPHCM được tiêm vaccine tại bệnh viện. Người Lao Động. https://laodong.vn/y-te/nguoi-gia-nguoi-co-benh-nen-tai-tphcm-duoc-tiem-vaccine-tai-benh-vien-932236.ldo
  21. L.Đ.O. (2020, January 28). Đảng của dân tộc, Đảng của giai cấp công nhân. Người Lao Động. https://laodong.vn/thoi-su/dang-cua-dan-toc-dang-cua-giai-cap-cong-nhan-778528.ldo