Đắc cử thị trưởng của Olivia Chow ở Toronto là đỉnh cao của một cuộc phiêu lưu dài và nhiều thử thách

Marcus Gee | DCVOnline

Mùa hè năm 1970, một cô gái Hong Kong đã xuống máy bay ở Toronto. Cha mẹ cô đã quyết định rằng tương lai của họ ở thuộc địa của Anh, khi đó đang bị cuốn theo cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Hoa, quá bấp bênh.

Ứng cử viên thị trưởng Toronto Olivia Chow trong một cuộc tranh luận ở Scarborough, Ont. vào ngày 24 tháng 5. CHRIS YOUNG/THE CANADIAN PRESS

Thiếu nữ mới 13 tuổi thấy cuộc sống bị đảo lộn. Ở nhà, cô là đứa con gái được nuông chiều trong một gia đình trung lưu có người giúp việc. Bây giờ cô ấy là một người xa lạ nhút nhát ở một vùng đất mới.

Gia đình cô chuyển đến một apartment ở thị trấn St. James, trong khu chúng cư cao tầng rộng lớn đang trở thành bến đỗ cho hàng ngàn người di cư mới đến. Mẹ cô, một giáo viên, trở thành thợ may trong một xưởng bóc lột sức lao động. Cha cô, một hiệu trưởng trường học ở Hong Kong, trở thanh tài xế taxi và đi giao đồ ăn Tầu.

Nóng nảy, thường xuyên  hoang tưởng, ông ấy đã đánh mẹ của cô gái. Cô gái buộc phải can thiệp để ngăn cản ông ta.

Ở trường, cô gái xấu hổ vì trình độ tiếng Anh không giỏi của mình và ngồi thụp xuống để tránh bị gọi khi thầy cô yêu cầu học sinh đọc to. Để phù hợp với khuynh hướng thời trang mới nhất của tuổi teen, cô ấy đã may cho mình một chiếc quần ống loe bằng cách cắt một đường xẻ ở ống quần jean và may bằng những miếng vải denim.

Olivia Chow đắc cử thị trưởng Toronto khi thành phố đang đối phó với khủng hoảng nhà ở

Tuy nhiên, dần dần, cô gái bắt đầu tạo ra một con đường cho chính mình. Bất chấp lời can ngăn của cha mẹ, cô nhận làm việc mùa hè như một nhân viên kiểm lâm cấp dưới ở phía bắc Ontario, đánh thức tình yêu trọn đời dành cho vùng đất hoang dã rộng lớn của Canada.

Cô cố gắng hết sức ở trường và giành được một chỗ ở Đại học Toronto. Cô tình nguyện làm cố vấn khủng hoảng tại khoa cấp cứu của bệnh viện. Cô chịu đựng rồi thoát khỏi quan hệ với một người bạn trai vũ phu.

Cô tìm thấy đam mê với những công tác thiện nguyện, chẳng hạn như giúp đỡ Thuyền nhân, những người tị nạn cộng sản Việt Nam. Cô ấy bắt đầu làm việc trong những cuộc vận động bầu cử. 28 tuổi, cô tự mình tranh cử, giành được một ghế ủy viên của trường.

Gần 40 năm sau, Olivia Chow sắp đảm nhận một trong những chức vụ quan trọng nhất trong chính trường Canada. Đó là một khoảnh khắc phi thường trong cuộc sống phi thường của người Canada.

Những người ủng hộ Olivia Chow reo hò khi họ xem  kết quả  đêm bầu cử thành phố ở Toronto vào ngày 26 tháng 6. CHRIS YOUNG/THE CANADIAN PRESS

Tất nhiên, liệu bà ấy có trở thành một thị trưởng phi thường hay không vẫn còn phải chờ xem. Bà ấy đã dành cả cuộc đời chính trị của mình để đối lập, vì vậy khả năng của bà ấy ở vai trò điều hành mới được được bầu chưa được kiểm chứng. Bà đắc cử khít khao, chỉ vượt qua đối thủ Ana Bailão một khoảng nhỏ trong đêm bầu cử. Bà ấy là một nhân vật gây chia rẽ yêu-hoặc-ghét trong chính trường Toronto. Thủ tướng Ontario Doug Ford cho biết bà sẽ là một “thảm họa không thể giải trừ” ỏ vai trò thị trưởng.

Liệu bà ấy có thể làm việc với ông Ford (hoặc ông ấy có thể làm việc với bà ấy) về những vấn đề lớn như nhà ở và giao thông công cộng không? Bà ấy có thể vượt qua cái gốc cấp tiến bộ và tạo dựng được liên minh với giới lãnh đạo doanh nghiệp không? Liệu bà ấy có thể thực hiện lời hứa biến Toronto thành một thành phố có giá cả phải chăng, an toàn và chu đáo mà không khiến người nộp thuế của thành phố phải than thở không?

Lãnh đạo một thành phố dưới áp lực của tình trạng vô gia cư dai dẳng, giá thuê nhà tăng cao và bạo lực đáng lo ngại sẽ không dễ dàng, nhưng cuộc đời bà không phải là một con đường bằng phẳng.

Bà thấy cha mẹ ly thân. Bà thấy cha mình được đưa vào một khu điều trị tâm thần. Bà đã sống sót sau căn bệnh ung thư tuyến giáp. Bà bị lệch thần kinh khiến miệng muốn cười cũng là một khó khăn.

Sau đó còn đòn giáng tàn khốc nhất: cái chết của chồng bà, Jack Layton. Hai người không thể tách rời, bạn tâm giao và bạn đời cùng nhau phục vụ tại hội đồng thành phố và ở Quốc hội. Mặc dù ở nơi công cộng, bà ấy là một góa phụ trang nghiêm, điềm đạm, nhưng riêng tư, cô ấy đang trải qua những cơn hoảng loạn khiến tim đập thình thịch trong lồng ngực. Tuy nhiên, một lần nữa, thế giới ổn định của bà đã bị cuốn đi.

Bà đã tranh cử thị trưởng và thất cử, đứng sau John Tory và Doug Ford mặc dù tham gia cuộc tranh cử như một ứng cử viên được yêu thích. Sau đó, cô ấy đã thất bại trong nỗ lực trở lại Ottawa như một dân biểu. Sự nghiệp chính khách dân cử của bà chọn dường như đã kết thúc.

Tuy nhiên, bà ấy đang ở đây — đứng trước cửa văn phòng thị trưởng.

Một cuộc sống như vậy đã để lại cho những phẩm chất có ích cho bà ấy. Khả năng phục hồi. Cứng cỏi. Một khả năng nhìn thấy ánh sáng giữa bóng tối. Một tinh thần “làm được”. Một tài năng để xây dựng đội ngũ cùng làm việc.

Không nhiều người có thể trải qua tất cả những gì bà ấy trải qua và trỗi dậy mạnh mẽ như vậy. Bất chấp mọi nỗi buồn, niềm say mê cuộc sống và tình yêu dành cho thành phố của bà vẫn tỏa sáng.

Không lâu sau khi di cư, cô ấy kể lại trong cuốn hồi ký My Journey, cô gái trẻ Olivia quyết định học trượt băng. Cô bắt tàu điện ngầm xuống sân trượt băng nổi tiếng ở Tòa thị chính. Cô ngã xuống hết lần này đến lần khác, trở về nhà, người tím bầm.

Người Canada trượt băng, vì vậy cô ấy trượt băng. Theo thời gian, cô đã học được. Giờ đây, cô ấy sẽ điều hành thành phố lớn nhất của Canada từ một văn phòng nhìn ra sân trượt đó. Cả nước nên chúc phúc cho bà ấy.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Olivia Chow’s mayoral win in Toronto is the culmination of a long and often trying odyssey |  Marcus Gee | The Globe and Mail| Jun 26, 2023